TỶ LỆ VIÊM NHIỄM ÂM ĐẠO Ở THAI PHỤ CHUYỂN DẠ SINH NON TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG

Nguyễn Thị Lựu 1,, Vũ Thị Nhung 1, Bùi Thị Kiều Diễm 2, Phạm Thị Yến 1, Lê Thị Phương Trang1
1 Bệnh viện Hùng Vương
2 Bệnh viện sản nhi Kiên Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ viêm nhiễm âm đạo ở những thai phụ chuyển dạ sinh non có tuổi thai 20 - 36 tuần 6 ngày tại BV Hùng Vương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang khảo sát 342 có tuổi thai từ 20 - 36 tuần 6 ngày, đến khám tại khoa khám thai, cấp cứu có chỉ định nhập viện với chẩn đoán chuyển dạ sinh non tại Bệnh viện Hùng Vương. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu tuổi trung bình 28,6±6,5 và tuổi thai trung bình 32,5±3,7 tuần. Tỷ viêm nhiễm âm đạo do tác nhân duy nhất là nấm. Tỷ lệ viêm âm đạo do nấm là 19,9% (KTC 95%: 15,6 - 24,1%), trong đó có triệu chứng là 10,2%, không có triệu chứng là 9,7%. Tỷ lệ viêm âm đạo phân bố cao ở nhóm thai phụ mang thai lần đầu (25,3%), trình độ cấp I (79,1%), thu nhập thấp (79,1%), vệ sinh sau giao hợp tỷ lệ viêm âm đạo do nấm (23,1%). Nhóm thai phụ kiêng tắm trong thai kỳ có khả năng viêm âm đạo do nấm thấp hơn (7,5%) so với nhóm không kiêng tắm (21,5%). Sử dụng nước sau đại/tiểu tiện viêm âm đạo do nấm cao hơn (27,5%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết luận: Cần lưu ý viêm âm đạo do nấm trong chẩn đoán viêm âm đạo ở phụ nữ mang thai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Iris Holzer (2017), "The colonization with Candida species is more harmful in the second trimester of pregnancy", Archives of gynecology and obstetrics. 295(4), 891-895.
2. Trần Minh Thắng Lê Minh Tâm, Nguyễn Minh Chánh, (từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013), "Nghiên cứu tình trạng viêm nhiễm sinh dục thấp trong dọa sinh non tại khoa phụ sản BV Đại Học Y Dược Huế ".
3. Nguyễn Bích Ty (2002), Tỷ lệ viêm nhiễm âm đạo ở thai phụ 3 tháng cuối thai kỳ tại BV Hùng Vương, Luận văn chuyên khoa II, Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Hửu Tình (2006), Viêm âm đạo trong thai kỳ do 3 tác nhân thường gặp và các yếu tố liên quan Luận văn thạc sĩ y học, ĐHYD TP HCM.
5. Nguyễn Viết Tiến (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về sản phụ khoa (ban hành theo Quyết định số 315/QĐ-BYT ngày 29/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế), Hà Nội.
6. Christine L Roberts (2015), "Treatment of vaginal candidiasis for the prevention of preterm birth: a systematic review and meta-analysis", Systematic reviews. 4(1), 1-9.
7. Trần Phước Gia (2017), Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn ÂĐ và một số yếu tố liên quan ở thai phụ 3 tháng cuối thai kỳ tại Bv phụ sản TP Cần Thơ, Luân văn Thạc sĩ y học, ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh.
8. Srilakshmi Yarlagadda, G Sajana PJ Narra (2018), "Association of vaginal infections in Preterm labour", International Journal of Reproduction, Contraception, Obstetrics and Gynecology. 7(6), 2174-79.