VAI TRÒ CỦA CHỈ SỐ THỂ TÍCH HUYẾT TƯƠNG ƯỚC TÍNH (EPVS) TRONG ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG THỂ TÍCH Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP

Nguyễn Đăng Quân 1, Đỗ Ngọc Sơn 1,2,3, Nguyễn Anh Tuấn 1,2, Bùi Tuấn Anh 2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Đại học y dược Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Áp dụng chỉ số thể tích huyết tương ước tính (ePVS) trong đánh giá tình trạng thể tích ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp. Đối tượng và phương pháp: 85 bệnh nhân độ tuổi ≥ 18, không phân biệt giới tính, được chẩn đoán là nhồi máu cơ tim cấp hoặc suy tim sau nhồi máu cơ tim, không có biến chứng sốc tim được điều trị tại Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai từ 01/2021 đến 08/2022. Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích đánh giá mối liên quan giữa ePVS và tình trạng thể tích của bệnh nhân. Kết quả: Bệnh nhân khó thở NYHA III, NYHA IV có giá trị ePVS trung bình lần lượt là 4,7 ± 2,2 (g/dL) và 4,9 ± 1,7 (g/dL) cao hơn so với nhóm NYHA I, NYHA II (p <0,01). Chỉ số ePVS ở bệnh nhân quá tải dịch, suy tim EF giảm (EF < 40%) là 5,5 ± 4,4 (g/dL) cao hơn so với nhóm EF bảo tồn (EF > 50%) là 4,3 ± 1,9 (g/dL) (p < 0,01). Chỉ số ePVS tương quan thuận chặt chẽ với các thông số đánh giá tình trạng thể tích khác như đường kính tĩnh mạch chủ dưới (IVC), áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP), hệ số tương quan lần lượt là r = 0,77 (p < 0,05) và r =0,63 (p <0,05). Ở các bệnh nhân có quá tải thể tích, chỉ số IVC hoặc CVP cao đều có giá trị ePVS trung bình lớn lần lượt là 4,6 ± 2,5 (g/dL) và 4,6 ± 1,2 (g/dL) tại thời điểm nhập viện. Kết luận: Chỉ số thể tích huyết tương ước tính (ePVS) là một chỉ số đơn giản, dễ sử dụng, ít tốn kém giúp theo dõi và đánh giá liên tục tình trạng thể tích ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đình Hiến (2007), Đánh giá chức năng thất trái trước và sau điều trị phối hợp bằng tế bào gốc tủy xương tự thân ở bệnh nhân suy tim do nhồi máu cơ tim, Luận văn thạc sỹ, Đại học Y Hà Nội.
2. Ponikowski, P., et al (2016). ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure: The Task Force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the European Society of Cardiology (ESC) Developed with the special contribution of the Heart Failure Association (HFA) of the ESC. European heart journal, 37(27): p. 2129-2200.
3. Masatake Kobayashi, Nicolas Girerd, Kevin Duarte, Patrick Rossignol et al (2020). Prognostic impact of plasma volume estimated from hemoglobin and hematocrit in heart failure with preserved ejection fraction, Clinical Research in Cardiology, Pubmed. 109 (11):1392-1401.
4. Usmesh N. Khot, Gang Jia, David J. Moliterino et al (2003). Prognostic Importance of Physical Examination for Heart Failure in Non–ST-Elevation Acute Coronary Syndromes, JAMA. 2003;290(16):2174-2181.
5. Masatake Kobayashi, Tahar Chouihed, Kevin Duarte, et al (2021). Estimated plasma volume status in heart failure: clinical implications and future directions. Clinical Research in Cardiology, Pubmed. 110(8):1159-1172.
6. Kevin Duarte et al (2015). Prognostic Value of Estimated Plasma Volume in Heart Failure, Pubmed. 3(11):886-93.
7. Nguyễn Thị Thêm (2008), Tình hình Nhồi máu cơ tim tại bệnh viện tỉnh Ninh Thuận 2004 – 2007, Đề tài nghiên cứu khoa học năm 2008. 22 – 34.
8. Tahar Chouihed, Kévin Duarte et al (2018). Diagnostic and prognostic value of plasma volume status at emergency department admission in dyspneic patients: results from the PARADISE cohort, Pubmed. 108(5):563-573.