LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ BILIRUBIN TOÀN PHẦN HUYẾT TƯƠNG VỚI MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Thị Thu Hương Bùi 1,, Bá Khương Cao 1, Thị Mai Trần 2
1 Trường đại học Y Dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện 198

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bilirubin được cho là có tác dụng bảo vệ trong bệnh động mạch vành. Mối liên quan giữa nồng độ Bilirubin toàn phần huyết tương với mức độ tổn thương động mạch vành cần được nghiên cứu rõ hơn. Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa nồng độ Bilirubin toàn phần huyết tương với mức độ tổn thương động mạch vành đánh giá bằng thang điểm Gensini ở bệnh nhân có chỉ định chụp động mạch vành tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 84 bệnh nhân được chụp ĐMV tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2021. Kết quả: Nồng độ Bilirubin toàn phần huyết tương trung bình là 12,57±5,39 µmol/L. Không có sự khác biệt về nồng độ bilirubin trung bình giữa hai giới và các nhóm tuổi (p>0,05). Nhóm có nồng độ bilirubin toàn phần huyết tương <17,1 µmol/l có tỷ lệ ĐMV hẹp ≥ 50% là 88,9% cao hơn nhóm có nồng độ bilirubin toàn phần huyết ≥17,1 µmol/l, tỷ lệ hẹp ≥ 50% là 57,1%.  Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (OR= 0,2 ; 95% CI: 0,05 – 0,54 ; p<0,01). Nồng độ bilirubin toàn phần trung bình huyết tương giảm dần theo mức độ nặng của tổn thương động mạch vành theo điểm Gensini mức độ nhẹ là 15,93±5,17; điểm Gensini trung bình là 12,72±5,15; điểm Gensini mức độ nặng là 9,51±3,87, với p<0,001. Có mối tương quan nghịch khá chặt giữa nồng độ Bilirubin toàn phần huyết tương với điểm số Gensini đánh giá mức độ tổn thương ĐMV ở các bệnh nhân bệnh mạch vành (r = - 0,52, p<0,05). Kết luận: Nồng độ Bilirubin toàn phần trong huyết tương thấp có liên quan đến mức độ tổn thương nặng động mạch vành (hẹp ≥ 50% và theo điểm Gensini); có mối liên quan nghịch khá chặt với mức độ tổn thương động mạch vành được tính theo thang điểm Gensini (r =- 0,52, p<0,001).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Khalil T. S., Ibrahim W. A., Elmalla M. A. A. (2019), Serum Bilirubin as a Predictor of Coronary Artery Disease Severity in Patients Undergoing Primary Percutaneous Coronary Intervention, World Journal of Cardiovascular Diseases, 9, 309-323.
2. Gensini G.Goffredo (1983), “A more meaningful scoring system for determining the severity of coronary heart disease”, The American Journal Cardiology, 51(3), pp. 606.
3. Rostami R, Mahdi Najafi M, Sarami R, et al (2017) "Gensini scores and well-being states among patients with coronary artery disease”, ARYA Atheroscler,13(5):205-210.
4. Hoàng Công Tùng (2018), “Nồng độ aolipoprotein b huyết tương ở bệnh nhân mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên”, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.
5. Phạm Mạnh Hùng, Phạm Nhật Minh, Horn Sophea, Nguyễn Hoàng Khánh (2016), “Tìm hiểu mối liên quan giữa hàm lượng bilirubin toàn phần trong huyết tương và mức độ tổn thương động mạch vành”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 77, p.42-49.
6. Nguyễn Phương Anh, Phạm Mạnh Hùng (2010), Nghiên cứu vai trò của siêu âm trong lòng mạch (ivus) trong đánh giá tổn thương hẹp động mạch vành mức độ vừa, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, Số 53, p. 68-78.
7. Leem J , Eun Hee Koh, Jung Eun Jang et al (2015), Serum Total Bilirubin Levels Provide Additive Risk Information over the Framingham Risk Score for Identifying Asymptomatic Diabetic Patients at Higher Risk for Coronary Artery Stenosis, Diabetes Metab J;39:414-423
8. Akboga, M.K., et al., Association of serum total Bilirubin level with severity of coronary atherosclerosis is linked to systemic inflammation. Atherosclerosis, 2015. 240(1): p. 110-4.
9. Şahin, Ö., et al., Relation between Serum Total Bilirubin Levels and Severity of Coronary Artery Disease in Patients with Non ST Elevation Myocardial Infarction. Journal of the American College of Cardiology, 2013. 62(18_S2): p. C217-C218.