TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TỈNH KIÊN GIANG

Bùi Thị Kiều Diễm1,, Bùi Chí Thương 2, Nguyễn Thị Lựu 3, Danh Thị Ánh Sáng 1, Phạm Nhật Trường 1
1 Bệnh viện sản nhi tỉnh Kiên Giang
2 Đại học Y dược TPHCM
3 Bệnh viện Hùng Vương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan của thai phụ đến khám tại Bệnh Viện Sản Nhi tỉnh Kiên Giang từ tháng 11 năm 2021 đến tháng 04 năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang khảo sát 271 thai phụ mang thai ở thời điểm 24 – 28 tuần chưa được chẩn đoán đái tháo đường trước khi mang thai đến khám và làm nghiệm pháp dung nạp 75g glucose – 2 giờ trong thời gian từ tháng 11/ 2021 đến 04/2022 tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Kiên Giang. Kết quả: Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ của các thai phụ đến khám thai tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Kiên Giang là 26,9% (KTC 95%: 21,9 – 32,6). Một số yếu tố liên quan trong đó thai phụ có độ tuổi từ 25 – 34 tuổi có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao gấp 3,68 lần so với các thai phụ <25 tuổi (KTC 95%: 1,36 – 10,0; p = 0,01). Thai phụ có độ tuổi ≥35 thì nguy cơ này tăng lên 5,52 lần (KTC 95%: 1,74 – 17,54; p = 0,004). Thai phụ có tiền căn gia đình đái tháo đường trong thế hệ thứ nhất thì có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ gấp 2,18 lần so với những thai phụ không có tiền căn này (KTC 95%: 1,18 – 4,02; p=0,013). Kết luận: Chú ý tầm soát đái tháo đường thai kỳ ở thai phụ có độ tuổi mang thai từ 25 hoặc có tiền căn gia đình mắc đái tháo đường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Eman Mohammed Alfadhli (2015), "Gestational diabetes among Saudi women: prevalence, risk factors and pregnancy outcomes". 35(3), 222-230.
2. American Diabetes Association (2021), "2. Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetes-2021", Diabetes Care. 44(Suppl 1), S15-s33.
3. Q Ky Cheuk (2016), "Association between pregnancy-associated plasma protein-A levels in the first trimester and gestational diabetes mellitus in Chinese women". 22(1), 30-38.
4. L. Guariguata (2014), "Global estimates of the prevalence of hyperglycaemia in pregnancy", Diabetes Res Clin Pract. 103(2), 176-85.
5. Lại Thị Ngọc Điệp (2014) Tỷ lệ đái tháo đường trong thai kỳ và các yếu tố liên quan trên thai phụ 24 - 28 tuần tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại Học Y Dược TPHCM.
6. Lê Thị Tường Vi (2020), Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan ở thai phụ đến khám thai tại Bệnh viện Quận 1, Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
7. B. E. Metzger, S. G. Gabbe et al (2010), "International association of diabetes and pregnancy study groups recommendations on the diagnosis and classification of hyperglycemia in pregnancy", Diabetes Care. 33(3), 676-82.
8. Nguyễn Thị Phương Yến (2018), Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.