SO SÁNH PHÂN BỐ LIỀU XẠ CỦA KỸ THUẬT FIELD IN FIELD, IMRT VÀ VMAT TRONG LẬP KẾ HOẠCH XẠ TRỊ THƯ VÚ BẢO TỒN TẠI BỆNH VIỆN K

Nguyễn Công Hoàng 1,, Đinh Công Định 1
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trong điều trị bảo tồn UTV xạ trị bổ trợ là điều trị tiêu chuẩn. Các kỹ thuật xạ trị được sử dụng phổ biến hiện nay gồm xạ 3D, Field in field, IMRT và VMAT. Mục tiêu: So sánh phân bố tối ưu hóa liều xạ giữa các kỹ thuật xạ 3D, FiF, IMRT và VMAT. Đối tượng và phương pháp: 60 BN UTV GĐ I-II điều trị bảo tồn từ 2016 - 2019. So sánh kế hoạch điều trị xạ 3D, FiF, IMRT và VMAT về chỉ số HI, CI, Dmax; Dmean tại PTV, V95, V107% So sánh Dmean tại phổi, tim, và V5, V10, V20, của tim, phổi. Kết quả: Tất cả các kế hoạch xạ trị 3D, FinF, IMRT và VMAT trong xạ trị UVT điều trị bảo tồn đều đảm bảo tiêu chuẩn về phân bố, giới hạn liều cho phép tại PTV cũng như tổ chức nguy cấp. Phân bố liều lượng, tính đồng nhất, sự phù hợp của kế hoạch xạ trị bằng kỹ thuật  điều biến liều tốt hơn xạ trị 3D với các chỉ số HI và CI cải thiện rõ rệt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. V3, V5 tại phổi và tim khi xạ IMRT, VMAT cao hơn có ý nghĩ so với xạ FiF và 3D . Kết luận: Xạ trị 3D, FinF, IMRT và VMAT trong UVT bảo tồn đều đảm bảo tiêu chuẩn về phân bố, giới hạn liều tại PTV và OAR. Xạ IMRT và VMAT thì V3, V5  tại phổi và tim cao hơn so với xạ FiF và 3D. Trong ung thư vú trái một số BN cần sử dụng đồng bộ nhịp thở để chủ động giảm liều xạ vào tim và phổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I, Siegel RL, Torre LA, Jemal. A Global cancer statistics 2020; CA Cancer J Clin, Published online 2020.
2. Kim Z, Min SY, Yoon CS, et al: The basic facts of Korean breast cancer in 2011: results of a nationwide survey and breastcancer registry database. J Breast Cancer 17:99-106 (2014).
3. Solin LJ, Chu JC, Sontag MR, et al: Three-dimensional photon treatment planning of the intact breast. Int J RadiatOncolBiolPhys 21:193-203 (1991).
4. Sasaoka M, Futami T: Dosimetric evaluation of whole breastradiotherapy using field-in-field technique in early-stage breastcancer. Int J ClinOncol 16:250-256 (2011)
5. Onal C, Sonmez A, Arslan G: Dosimetric comparison of the field-in-field technique and tangential wedged beams for breastirradiation. Jpn J Radiol 30:218-226 (2012)
6. Barnett GC, Wilkinson J, Moody AM, et al: A randomizedcontrolled trial of forward-planned radiotherapy (IMRT) for early breast cancer: Baseline characteristics and dosimetry results. RadiotherOncol 92:34-41 (2009).
7. Blom Goldman U, Anderson M, Wennberg B, et al: Radiation pneumonitis and pulmonary function with lung dose volume constraints in breast cancer irradiation. J RadiotherPract13:211-217 (2014).
8. Murat Beyzadeoglu, Gokhan Ozyigit và Cüneyt Ebruli (2010). Basic Radiaton Oncology, Springer, NewYork.
9. E. Haciislamoglu, F. Colak, E. Canyilmaz et al. (2016). The choice of multi-beam IMRT for whole breast radiotherapy in early-stage right breast cancer. Springerplus, 5(1), 688.