YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TỪ CÁC BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ BUỒNG TRỨNG GIAI ĐOẠN III ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT CÔNG PHÁ U VÀ HOÁ TRỊ BỔ TRỢ TẠI BỆNH VIỆN K
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định các yếu tố tiên lượng sống còn và tiên lượng khả năng phẫu thuật tối ưu ban đầu trên các bệnh nhân UTBMBT giai đoạn III. Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhân UTBM buồng trứng giai đoạn III được phẫu thuật kết hợp với hoá trị bổ trợ Paclitaxel-Carboplatin tại Bệnh viện K từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 12 năm 2019. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, phẫu thuật, biến số liên quan điều trị, tiến triển, tái phát, di căn và tử vong được ghi nhận. Kết quả: 105 bệnh nhân UTBMBT phù hợp tiêu chuẩn của nghiên cứu được phân tích với trung vị thời gian 38 tháng. Kết quả cho thấy mối tương quan có ý nghĩa thống kê về sống còn toàn bộ với giai đoạn FIGO, bệnh tồn dư, nồng độ CA125 và HE4. Giai đoạn, nồng độ CA125, nồng độ HE4, chỉ số LMR có ý nghĩa tiên lượng khả năng phẫu thuật tối ưu ban đầu, với mức cut-off của CA125 là 1124 UI/mL có độ nhạy 75.8% và độ đặc hiệu 61.7%; cut-off của HE4 là 701.5 pmol/L với độ nhạy là 66.7% và độ đặc hiệu là 78.3% và cut-off của LMR là 2.79 với độ nhạy 54.8% và độ đặc hiệu 76.5%. Kết luận: Giai đoạn bệnh, bệnh tồn dư sau mổ, nồng độ CA125 và HE4 trước phẫu thuật là những yếu tố có ý nghĩa tiên lượng sống còn trên các bệnh nhân UTBMBT giai đoạn III với điều trị tiêu chuẩn. Kết hợp các yếu tố như giai đoạn, nồng độ CA125, HE4, LMR trước điều trị cho thấy là công cụ hữu dụng để dự đoán khả năng phẫu thuật tối ưu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
UTBM buồng trứng, Yếu tố tiên lượng, Phẫu thuật công phá u tối ưu
Tài liệu tham khảo
2. van Houwelingen JC, ten Bokkel Huinink WW, van der Burg ME, van Oosterom AT, Neijt JP. Predictability of the survival of patients with advanced ovarian cancer. J Clin Oncol. 1989;7(6):769-773. doi:10.1200/JCO.1989.7.6.769
3. Bichel P, Jakobsen A. A new histologic grading index in ovarian carcinoma. Int J Gynecol Pathol. 1989;8(2):147-155. doi:10.1097/00004347-198906000-00008
4. Clark TG, Stewart ME, Altman DG, Gabra H, Smyth JF. A prognostic model for ovarian cancer. Br J Cancer. 2001;85(7):944-952. doi:10.1054/ bjoc.2001.2030
5. Lund B, Williamson P, van Houwelingen HC, Neijt JP. Comparison of the predictive power of different prognostic indices for overall survival in patients with advanced ovarian carcinoma. Cancer Res. 1990;50(15):4626-4629.
6. Vergote I, Tropé CG, Amant F, et al. Neoadjuvant Chemotherapy or Primary Surgery in Stage IIIC or IV Ovarian Cancer. New England Journal of Medicine. 2010;363(10):943-953. doi:10.1056/NEJMoa0908806
7. Kehoe S, Hook J, Nankivell M, et al. Primary chemotherapy versus primary surgery for newly diagnosed advanced ovarian cancer (CHORUS): an open-label, randomised, controlled, non-inferiority trial. The Lancet. 2015;386(9990):249-257. doi:10.1016/S0140-6736(14)62223-6
8. Warwick J, Kehoe S, Earl H, Luesley D, Redman C, Chan KK. Long-term follow-up of patients with advanced ovarian cancer treated in randomised clinical trials. Br J Cancer. 1995;72(6):1513-1517.
9. Malkasian GD, Melton LJ, O’Brien PC, Greene MH. Prognostic significance of histologic classification and grading of epithelial malignancies of the ovary. Am J Obstet Gynecol. 1984;149(3):274-284. doi:10.1016/0002-9378 (84)90227-8
10. Peters-Engl C, Obermair A, Heinzl H, Buxbaum P, Sevelda P, Medl M. CA 125 regression after two completed cycles of chemotherapy: lack of prediction for long-term survival in patients with advanced ovarian cancer. Br J Cancer. 1999;81(4):662-666. doi:10.1038/ sj.bjc.6690744