ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH RĂNG KHÔNG PHẪU THUẬT CÓ HỖ TRỢ THỔI CÁT DƯỚI LỢI

Khà Thị Lệ 1,, Nguyễn Thị Hồng Minh 1, Trịnh Đình Hải 1, Phạm Thị Thu Hiền1
1 Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành trên 64 bệnh nhân được khám và chẩn đoán là viêm quanh răng mãn tính có túi lợi sâu 4 – 6 mm tại Khoa Nha Chu - Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội trong thời gian từ tháng 03/2022 đến 09/2022 nhằm mô tả đặc điểm nhóm bệnh nhân và đánh giá kết quả điều trị thổi cát dưới lợi. Bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: nhóm can thiệp điều trị bổ sung với máy máy thổi cát PT-A Dental Scaler and Air Polisher và nhóm chứng điều trị với phương pháp truyền thống. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ sâu túi trung bình, SBI, GI, PLI trung bình ở cả 2 nhóm lần lượt là 2,39±0,75, 1,49±0,72, 0,94±0,57 và 1,83±0,49. Sau điều trị sử dung máy thổi cát cho kết quả sau điều trị giảm đáng kể các chỉ số quanh răng sau 1 tháng tuy nhiên không thấy rõ sự khác biệt sự giảm các chỉ số giữa việc điều trị thổi cát với các biện pháp điều trị viêm quanh răng không phẫu thuật thông thường. Do đó chúng ta có thể thêm điều trị thổi cát như một điều trị bổ sung kết hợp với các biện pháp điều trị viêm quanh răng không phẫu thuật khác nhưng cũng cần thêm các nghiên cứu chuyên sâu hơn để đánh giá rõ hơn hiệu quả của phương pháp này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Myron Nevin and Emil G.Cappeta (1998), "Periodontal therapy – Clincal Approceches and Evidence of success", pp. 199 – 232.
2. Lâm Ngọc Ấn Trần Văn Trường, Trịnh Đình Hải và cộng sự (2001), "Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc", Nhà xuất bản y học, tr. 69 – 75.
3. Amparo Aloy-Prósper and Hilario Pellicer-Chover (2020), "Effect of a single initial phase of non-surgical treatment of peri-implantitis: Abrasive air polishing versus ultrasounds. A prospective randomized controlled clinical study", J Clin Exp Dent. 2020;12(10):e902-8.
4. Trịnh Đình Hải (2013), Bệnh học quanh răng, Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
5. Klans.H and Edith. M (2011), Epidemiology and indices, Colour Atlass of periodontology. Vol.7, Black well, Munksgaard, 25 – 32.
6. Loe and Sillness (2020), "Gingival index(GI), Clinical practice of the dental hygenist", By Lea and Febiger, Philadelphia, London. 273.
7. Disko C.H (2001), "Non surgical periodontal therapy", Periodontology. 25, 77 – 78.
8. Armitage GC (2011), " Development of a classification system for periodontal disease and conditions", Ann Periodontology. 4, 1-6.