ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KHUYẾT HỔNG PHẦN MỀM NGÓN MỘT BÀN TAY BẰNG VẠT LIÊN CỐT MU TAY THỨ NHẤT

Trình Văn Tuấn 1,, Nguyễn Vũ Hoàng 1, Nguyễn Văn Phú 2, Nguyễn Thanh Tùng 2, Lê Văn Chất 3
1 Đại học y dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
3 Bệnh viện trung ương Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sử dụng vạt động mạch liên cốt mu tay thứ nhất để che phủ khuyết hổng phần mềm ngón I bàn tay. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 31 bệnh nhân bị khuyết hổng phần mềm ngón I bàn tay được điều trị chuyển vạt liên cốt mu tay thứ nhất tại bệnh viện Trung ương Thái nguyên từ tháng 1/2018 – 6/2022. Vạt được thiết kế ở mu đốt 1 ngón II và khớp bàn ngón II với sự cấp máu của động mạch liên cốt mu tay thứ nhất tách ra ở động mạch quay ở hố lào. Đi cùng động mạch có 2 tĩnh mạch. Thần kinh cảm giác của vạt là nhánh cảm giác tách ra từ dây thần kinh quay. Kết quả: Kết quả gần 27/31 bệnh nhân vạt sống hoàn toàn chiếm 87.1%, 3 bệnh nhân vạt sống nhưng bong tróc lớp thượng bì chiếm 9.7%, 1 bệnh nhân vạt sống hoại tử 1 phần chiếm 3.2%, không có trường hợp nào vạt chết. Nơi cho vạ được ghép da dày, đều liền kì đầu tại nơi cho vạt. Kết quả xa: Chúng tôi theo dõi  30 vạt, thời gian theo dõi tối thiểu trên 3 tháng. Kết quả vạt và nơi nhận vạt tất cả đều tốt 28/30 bệnh nhân, kết quả vừa 2 bệnh nhân. Vận động ngón I rất tốt 4 bệnh nhân, tốt là 26. Màu sắc của vạt chuyển phù hợp với vùng nhận là 29, không phù hợp có 1 bệnh nhân. Độ dày vạt phù hợp là 29, không phù hợp có 1 trường hợp chiếm. Kích thước vạt được thiết kế từ 2x3cm đến 2.5x4cm. Kết luận: Vạt động mạch liên cốt mu tay thứ nhất có độ tin cây cao, kết quả điều trị tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Văn Minh và Võ Sỹ Quyền Năng (2020), Điều trị nhiễm trùng bàn tay Vol. 4, Bộ môn Ngoại- Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, Hà Nội, 1854- 1876.
2. Trường Đại học Y Hà Nội - Bộ môn ngoại (2021), Bệnh học ngoại khoa chấn thương chỉnh hình, Nhà xuất bản y học, 102- 112.
3. S. M. Ghoraba và W. H. Mahmoud (2018), "Outcome of Thumb Reconstruction Using the First Dorsal Metacarpal Artery Island Flap", World J Plast Surg. 7(2), tr. 151-158.
4. G. Foucher và J. B. Braun (1979), "A new island flap transfer from the dorsum of the index to the thumb", Plast Reconstr Surg. 63(3), tr. 344-9.
5. T. Kaleli, S. Ersozlu và C. Ozturk (2004), "Double reverse-flow island flaps for two adjacent finger tissue defect", Arch Orthop Trauma Surg. 124(3), tr. 157-60.
6. M. M. Sherif (1994), "First dorsal metacarpal artery flap in hand reconstruction. II. Clinical application", J Hand Surg Am. 19(1), tr. 32-8.
7. P. G. Silva và các cộng sự. (2008), "Functional thumb orthosis for type I and II boutonniere deformity on the dominant hand in patients with rheumatoid arthritis: a randomized controlled study", Clin Rehabil. 22(8), tr. 684-9.
8. H. Wang và các cộng sự. (2016), "Modified first dorsal metacarpal artery island flap for sensory reconstruction of thumb pulp defects", J Hand Surg Eur Vol. 41(2), tr. 177-84.