ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KHUYẾT HỔNG PHẦN MỀM VÙNG CẲNG BÀN CHÂN BẰNG VẠT CÁNH QUẠT

Đặng Khánh Vinh 1,, Nguyễn Vũ Hoàng 1, Nguyễn Văn Phú 2, Nguyễn Thanh Tùng 3, Lê Văn Chất 3
1 Đại học y dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện trung ương Thái Nguyên
3 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sử dụng vạt cánh quạt với cuống mạch là nhánh xuyên nuôi da của động mạch chày trước, động mạch chày sau hoặc động mạch mác trong điều trị che phủ khuyết hổng phần mềm (KHPM) vùng cẳng bàn chân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả trên 32 bệnh nhân (BN) được phẫu thuật che phủ KHPM vùng cẳng bàn chân bằng vạt cánh quạt tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 11/2018 đến tháng 3/2022. Kết quả: Trong 32 vạt được sử dụng có 17 vạt (53,1%) có cuống mạch là nhánh xuyên của động mạch chày sau, 14 vạt (43,8%) có cuống mạch là nhánh xuyên của động mạch mác và 1 vạt có cuống mạch là nhánh xuyên của động mạch mác (3,1%), góc xoay vạt tối đa 1800, thời gian phẫu thuật từ 60 phút đến 180 phút, tổn khuyết được che phủ có kích thước từ 2 x 3 cm đến 6,8 cm x 10 cm. Kết quả 19 BN vạt sống hoàn toàn (59,4%), 13 BN vạt hoại tử một phần (40,6%). Theo dõi xa được 30/32 bệnh nhân thời gian theo dõi trung bình là 26±12 tháng kết quả tốt là 100%, hầu hết vạt có màu sắc và độ dày tương đồng với nơi nhận. Kết luận: Vạt cánh quạt là một lựa chọn hiệu quả và đáng tin cậy với tính linh hoạt cao, vạt có độ dày và màu sắc tương đồng, thời gian phẫu thuật ngắn và mang lại kết quả che phủ tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Hữu Trung và Lâm Khánh và Lê Văn Đoàn (2020), "Ứng dụng vạt mạch xuyên cuống liền điều trị khuyết hổng phần mềm vùng cẳng chân", Tạp chí Y - Dược học quân sự. 3, tr. 42- 47.
2. K. X. Dong và các cộng sự. (2014), "Perforator pedicled propeller flaps for soft tissue coverage of lower leg and foot defects", Orthop Surg. 6(1), tr. 42-6.
3. M. A. Hifny và các cộng sự. (2020), "Propeller perforator flaps for coverage of soft tissue defects in the middle and distal lower extremities", Ann Chir Plast Esthet. 65(1), tr. 54-60.
4. H. Hyakusoku, T. Yamamoto và M. Fumiiri (1991), "The propeller flap method", Br J Plast Surg. 44(1), tr. 53-4.
5. I. Koshima và S. Soeda (1989), "Inferior epigastric artery skin flaps without rectus abdominis muscle", Br J Plast Surg. 42(6), tr. 645-8.
6. M. Pignatti và các cộng sự. (2011), "The "Tokyo" consensus on propeller flaps", Plast Reconstr Surg. 127(2), tr. 716-722.
7. L. Shen và các cộng sự. (2017), "Peroneal perforator pedicle propeller flap for lower leg soft tissue defect reconstruction: Clinical applications and treatment of venous congestion", J Int Med Res. 45(3), tr. 1074-1089.
8. A. Sisti và các cộng sự. (2016), "Propeller Flaps: A Literature Review", In Vivo. 30(4), tr. 351-73.
9. G. G. Hallock (2006), "The propeller flap version of the adductor muscle perforator flap for coverage of ischial or trochanteric pressure sores", Ann Plast Surg. 56(5), tr. 540-2.