KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TÀN NHANG BẰNG LASER PICO GIÂY ND: YAG BƯỚC SÓNG 532NM

Nguyễn Thị Thu Hương 1,, Nguyễn Minh Quang 1, Nguyễn Thế Vỹ 1, Lê Đức Minh 1, Lâm Văn Cấp 1, Đặng Văn Em 2
1 Bệnh viện da liễu trung ương
2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Laser pico giây Nd: YAG-KTP với bước sóng 532 nm có hiệu quả trong điều trị tàn nhang và hạn chế tác dụng phụ nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về kỹ thuật này tại Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu là đánh giá kết quả điều trị tàn nhang bằng laser pico giây Nd: YAG  bước sóng 532 nm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành trên  32 bệnh nhân được chẩn đoán là tàn nhang đến khám tại bệnh viện Da liễu Hà Nội từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 7 năm 2022. Bệnh nhân được điều trị bằng laser pico giây Nd: YAG  bước sóng 532 nm hãng QuanTa  Italia. Hiệu quả được đánh giá bằng 3 chỉ số Von-Luschan, diện tích tổn thương và Brown sport trước và sau điều trị. Kết quả nghiên cứu: Chỉ số Von-Luschan giảm rõ rệt sau khi điều trị so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê với p <0,001; tỷ lệ cải thiện màu sau điều trị ở mức độ tốt và rất tốt chiếm tới 90,6% (rất tốt 34,4% và tốt 56,2%); diện tích thương tổn sau điều trị giảm rõ rệt so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê với p<0,001 (585,57 ±189,24 mm2và 173,49 ± 86,67 mm2). Kết quả cải thiện diện tích rất tốt 62,5% và ở mức độ tốt là 37,5%. Chỉ số Brown sport được cải thiện rõ sau khi điều trị so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê với p <0,001 (lần lượt có 50,0% và 43,8% BN cải thiện ở mức độ rất tốt và tốt). Kết luận: Laser pico giây Nd: YAG-KTP với bước sóng 532 nm có hiệu quả trong điều trị tàn nhang nhưng cần tiến hành các nghiên cứu khác với cỡ mẫu lớn hơn và thời gian theo dõi sau điều trị dài hơn nhằm đánh giá chính xác hơn về hiệu quả và tính an toàn của phương pháp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ho S, Chan N, Yeung C, Shek S, Kono T, Chan H. A retrospective analysis of the management of freckles and lentigines using four different pigment lasers on Asian skin. Journal of Cosmetic and Laser Therapy. 2012;14(2):74-80.
2. Ho S, Yeung C, Chan N, Shek S, Chan H. A comparison of Q‐switched and long‐pulsed alexandrite laser for the treatment of freckles and lentigines in oriental patients. Lasers in surgery and medicine. 2011;43(2)
3. Huang YL, Liao YL, Lee SH, Hong HS. Intense pulsed light for the treatment of facial freckles in Asian skin. Dermatologic surgery. 2002;28(11):1007-1012.
4. Russ JC. The image processing handbook. CRC press; 2016.
5. Guss L, Goldman MP, Wu DC. Picosecond 532 nm Neodymium-Doped Yttrium Aluminium Garnet Laser for the Treatment of Solar Lentigines in Darker Skin Types: Safety and Efficacy. Dermatologic surgery : official publication for American Society for Dermatologic Surgery [et al]. Mar 2017;43(3):456-459.
6. Demirli R, Otto P, Viswanathan R, Patwardhan S, Larkey J. RBX™ technology overview. Canfield Systems White Paper. 2007;
7. Zhuang Y, Huang M, Shen J, Wang L, Yang L, Jiang A, Yao Z, Yu X. Comparison of the efficacy and safety between a low-fluence 1064-nm Q-switched neodymium-doped yttrium aluminum garnet laser and a conventional Q-switched 532-nm laser for the treatment of cafe-au-lait macules in 40 Chinese children: a prospective, randomized, parallel-controlled, evaluator-blinded trial. Lasers Med Sci. 2022 Feb;37(1):279-286. doi: 10.1007/s10103-021-03245-w. Epub 2021 Jan 13. PMID: 33442853.