MỨC ĐỘ NẶNG, ĐẶC ĐIỂM VI SINH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SEPSIS ĐƯỜNG VÀO TIẾT NIỆU TẠI KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá mức độ nặng, đặc điểm vi sinh và kết quả điều trị bệnh nhân sepsis đường vào tiết niệu (urosepsis) vào cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Có 44 bệnh nhân, 56,8% (25/44) nữ; tuổi trung bình: 66,98 ± 14,51 (26 – 94); 59,1% (26/44) có tuổi ³ 65; 26/44 (59,1%) có sốc; điểm SOFA trung bình: 5,8 ± 2,95, điểm APACHE II trung bình: 15,36 ± 4,19. Kết quả có 29/44 (65,9%) mẫu máu hoặc nước tiểu phân lập được vi khuẩn gây bệnh, trong đó 27/29 (93,1%) là vi khuẩn gram âm, vi khuẩn phổ biến nhất là Escherichia Coli 18/29 (62,07%). Tỷ lệ kháng kháng sinh carbapenem là 0-11,1%, aminoglycoside là 3,7-14,8%. Tỷ lệ tử vong tại bệnh viện của bệnh nhân urosepsis là 5/44 (11,36%). Kết luận: Đa số bệnh nhân urosepis vào cấp cứu trong tình trạng sốc. 65,9% mẫu máu, nước tiểu phân lập được vi khuẩn gây bệnh, chủ yếu là Escherichia Coli, còn nhạy với các kháng sinh nhóm carbapenem, aminoglycoside. Tỷ lệ tử vong tại bệnh viện của bệnh nhân urosepsis là 11,36%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
sepsis, urosepsis, sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn tiết niệu, dẫn lưu bể thận qua da
Tài liệu tham khảo
2. Rello J, Valenzuela-Sánchez F, Ruiz-Rodriguez M, Moyano S. Sepsis: A Review of Advances in Management. Advances in Therapy. 2017/11/01 2017;34(11):2393-2411. doi: 10.1007/s12325-017-0622-8
3. Reinhart K, Daniels R, Kissoon N, Machado FR, Schachter RD, Finfer S. Recognizing Sepsis as a Global Health Priority — A WHO Resolution. New England Journal of Medicine. 2017; 377(5):414-417. doi:10.1056/NEJMp1707170
4. Rudd KE, Johnson SC, Agesa KM, et al. Global, regional, and national sepsis incidence and mortality, 1990–2017: analysis for the Global Burden of Disease Study. The Lancet. 2020/01/18/ 2020;395(10219):200-211. doi: https://doi.org/10.1016/S0140-6736(19)32989-7
5. Singer M, Deutschman CS, Seymour CW, et al. The third international consensus definitions for sepsis and septic shock (Sepsis-3). Jama. 2016;315(8):801-810.
6. Peters-Sengers H, Butler JM, Uhel F, et al. Source-specific host response and outcomes in critically ill patients with sepsis: a prospective cohort study. Intensive Care Med. Jan 2022; 48(1):92-102. doi:10.1007/s00134-021-06574-0
7. Álvaro-Meca A, Jiménez-Sousa MA, Micheloud D, et al. Epidemiological trends of sepsis in the twenty-first century (2000–2013): an analysis of incidence, mortality, and associated costs in Spain. Population Health Metrics. 2018/02/12 2018;16(1):4. doi:10.1186/s12963-018-0160-x
8. Ogura H, Gando S, Saitoh D, et al. Epidemiology of severe sepsis in Japanese intensive care units: A prospective multicenter study. Journal of Infection and Chemotherapy. 2014/03/01/ 2014;20(3):157-162. doi: https://doi.org/10.1016/j.jiac.2013.07.006
9. Xie J, Wang H, Kang Y, et al. The Epidemiology of Sepsis in Chinese ICUs: A National Cross-Sectional Survey. Critical Care Medicine. 2020;48(3):e209-e218. doi: 10.1097/ccm.0000000000004155
10. Complicated Urinary Tract Infections: Developing Drugs for Treatment (June 2018).
11. Sheng Y, Zheng W-l, Shi Q-f, Zhang B-y, Yang G-y. Clinical characteristics and prognosis in patients with urosepsis from intensive care unit in Shanghai, China: a retrospective bi-centre study. BMC Anesthesiology. 2021/11/27 2021; 21(1):296. doi:10.1186/s12871-021-01520-5
12. Tandogdu Z, Bartoletti R, Cai T, et al. Antimicrobial resistance in urosepsis: outcomes from the multinational, multicenter global prevalence of infections in urology (GPIU) study 2003-2013. World J Urol. Aug 2016;34(8):1193-200. doi:10.1007/s00345-015-1722-1