TUÂN THỦ QUY TRÌNH AN TOÀN THỦ THUẬT NỘI SOI DẠ DÀY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH–GIẢI PHẪU BỆNH LÝ TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng tuân thủ quy trình an toàn thủ thuật nội soi dạ dày của nhân viên y tế ở khoa Chẩn đoán hình ảnh - Giải phẫu bệnh lý tại Trung tâm y tế huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2022. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp phân tích định lượng và định tính ở 90 ca nội soi dạ dày từ tháng 7/2022 - 10/2022. Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ của NVYT chung cho cả 3 giai đoạn của quy trình thủ thuật nội soi dạ dày đạt tỷ lệ 78,9%. Tỷ lệ tuân thủ cao nhất ở giai đoạn tiến hành thủ thuật nội soi với tỷ lệ 95,56%, thấp nhất là giai đoạn sau khi thủ thuật là 87,8%. Đối với tỷ lệ tuân thủ quy trình ATTT ở cả 3 giai đoạn của 3 nhóm NVYT: cao nhất là nhóm BS với tỷ lệ tuân thủ là 94,44%, nhóm KTV có tỷ lệ tuân thủ thấp nhất với 84,44%. Một số tiêu chí của bảng kiểm ATTT nội soi có tỷ lệ tuân thủ chưa cao như “kiểm tra máy nội soi trước khi tiến hành nội soi” (tỷ lệ tuân thủ là 93,33%); “Lau sạch ống nội soi và các phụ kiện trong bồn dung dịch tẩy rửa có hoạt tính enzyme” (tỷ lệ tuân thủ là 90%). Kết luận: Tỷ lệ tuân thủ của NVYT chung cho cả 3 giai đoạn của quy trình thủ thuật nội soi dạ dày khá cao. Tuy nhiên, còn một tỷ lệ thấp chưa tuân thủ, vì vậy NVYT cần nâng cao ý thức trách nhiệm đảm bảo ATTT trong 3 giai đoạn của quy trình nội soi dạ dày đặc biệt tăng cường công tác hướng dẫn người bệnh những thông tin cần thiết sau nội soi và thực hiện tốt việc xử lý dụng cụ nội soi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
An toàn thủ thuật, nhân viên y tế, nội soi dạ dày, người bệnh
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn xử lý ống nội soi mềm trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Ban hành kèm theo Quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Cục Quản lý Khám chữa bệnh. Tài liệu đào tạo liên tục An toàn người bệnh: Nhà xuất bản Y học; 2014.
4. Phạm Văn Độ (2020), Thực trạng tuân thủ quy trình an toàn thủ thuật và một số yếu tố liên quan của nhân viên y tế tại bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2020. Luận văn cao học, Trường Đại học Y tế Công cộng.
5. Đào Văn Long, Hoàng Anh Tú và cộng sự (2013), “Hiệu quả của phương pháp khử khuẩn ống nội soi mềm bằng máy tạo OZONE IHI và dung dịch khử khuẩn mức độ cao CIDEX OPA tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội”, Tạp chí Y học thực hành, 8 (878), tr.94-97.
6. Lê Thị Anh Thư (2017), “Cập nhật hướng dẫn xử lý dụng cụ thủ thuật nội soi”, Thời sự y học 12/2017, tr.5-9.
7. Robertson P et al. (2017), “Transmission of Salmonella enteritidis after endoscopic retrograde cholangiopancreatography because of inadequate endoscope decontamination”, Am J Infect Control, 45(4), p.440-442.
8. Stephanie J. PhD; Sevdalis Russ, Nick PhD; Moorthy, Krishna MD, FRCS; Mayer, ErikK.PhD, FRCS; Rout, Shantanu MRCS; Caris, JochemMD; Mansell, Jenny MSc; Davies, Rachel BA; Vincent, Charles PhD; Darzi, Ara MD, FACS (2015) “A Qualitative Evaluation of the Barriers and Facilitators Toward Implementation of the WHO Surgical Safety Checklist Across Hospitals in England: Lessons From the “Surgical Checklist Implementation Project”“. Annals of Surgery, 261 (1),81-91.