NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM COVID-19 VÀ TRIỆU CHỨNG HẬU COVID-19 TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2022

Huỳnh Minh Chín 1,, Nguyễn Hồng Chương 1, Lê Nguyễn Đăng Khoa 1, Đinh Bảo Khánh 1
1 Sở Y tế Bình Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hậu COVID-19 là bệnh lý mới nổi, chưa được hiểu biết đầy đủ, nhưng có thể gây nên tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Hiểu rõ hơn về hội chứng hậu COVID-19 và các yếu tố nguy cơ của hậu COVID-19 có thể giúp dự báo được hậu COVID-19 cũng như triển khai các cách chăm sóc thích hợp. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện với 2 mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ nhiễm COVID-19 và một số yếu tố liên quan của người dân từ 18 tuổi trở lên tại tỉnh Bình Dương năm 2022. 2. Xác định tỷ lệ các triệu chứng hậu COVID-19 và một số yếu tố liên quan của người dân từ 18 tuổi trở lên tại tỉnh Bình Dương năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 667 người dân từ 18 tuổi trở lên tại tỉnh Bình Dương năm 2022. Kết quả nghiên cứu: Trong 667 người tham gia nghiên cứu, 27,3%  từng nhiễm COVID-19. Nghiên cứu chưa ghi nhận được sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn và tình hình mắc COVID-19 của người dân. Trong 182 người từ 18 tuổi trở lên từng nhiễm COVID-19, 59,3% có triệu chứng hậu COVID-19. Các triệu chứng hậu COVID-19 phổ biến: mệt mỏi 53,7%, ho 43,5%, đau đầu 27,8%, khó thở 21,3%. Các yếu tố liên quan đến triệu chứng hậu COVID-19: tuổi cao,, nữ giới, mức độ nặng khi bệnh, tình trạng bệnh lý. Kết luận: Cần tăng cường cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện hậu COVID-19 cho người dân, đặc biệt chú ý ở những bệnh nhân có tình hình bệnh nặng nhằm làm giảm gánh nặng bệnh tật của bệnh nhân, phục hồi chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2022), Quyết định số 2122/QĐ-BYT về Việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau nhiễm COVID-19 ở người lớn.
2. Cổng thông tin của Bộ Y tế về Đại dịch COVID-19 (2022), "Thông tin về Đại dịch COVID-19, truy cập ngày 27/9/2022 tại trang web: https://covid19.gov.vn/",
3. Phạm Vương Khắc Thái (2022), "Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân hậu COVID-19 tại bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn: Một nghiên cứu hồi cứu cắt ngang", Đại học Phan Châu Trinh,
4. A. M. Al-Osail, M. J. Al-Wazzah (2017), "The history and epidemiology of Middle East respiratory syndrome corona virus", Multidiscip Respir Med, 12, 20.
5. A. Carfì, R. Bernabei, F. Landi (2020), "Persistent Symptoms in Patients After Acute COVID-19", Jama, 324 (6), 603-605.
6. X. Chen, A. A. Chughtai, C. R. MacIntyre (2020), "Application of a Risk Analysis Tool to Middle East Respiratory Syndrome Coronavirus (MERS-CoV) Outbreak in Saudi Arabia", Risk Anal, 40 (5), 915-925.
7. E. Garrigues, P. Janvier, Y. Kherabi, A. Le Bot, A. Hamon, H. Gouze, et al. (2020), "Post-discharge persistent symptoms and health-related quality of life after hospitalization for COVID-19", J Infect, 81 (6), e4-e6.
8. S. J. Halpin, C. McIvor, G. Whyatt, A. Adams, O. Harvey, L. McLean, et al. (2021), "Postdischarge symptoms and rehabilitation needs in survivors of COVID-19 infection: A cross-sectional evaluation", J Med Virol, 93 (2), 1013-1022.
9. C. Huang, Y. Wang, X. Li, L. Ren, J. Zhao, Y. Hu, et al. (2020), "Clinical features of patients infected with 2019 novel coronavirus in Wuhan, China", Lancet, 395 (10223), 497-506.
10. Y. Jin, H. Yang, W. Ji, W. Wu, S. Chen, W. Zhang, et al. (2020), "Virology, Epidemiology, Pathogenesis, and Control of COVID-19", Viruses, 12 (4)