ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LỆCH LẠC KHỚP CẮN LOẠI I ANGLE, RĂNG CHEN CHÚC BẰNG HỆ THỐNG MẮC CÀI TỰ BUỘC VÀ DÂY CUNG MỞ RỘNG SANG BÊN, KHÔNG NHỔ RĂNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị lệch lạc khớp cắn loại I angle, răng chen chúc bằng hệ thống mắc cài tự buộc và dây cung mở rộng sang bên, không nhổ răng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng, đánh giá kết quả trước sau được thực hiện trên 38 bệnh nhân được chẩn đoán sai lệch khớp cắn Angle I. Bệnh nhân được kiểm tra các chỉ số về PAR, độ rộng cung hàm, các chỉ số về mô cứng và mô mềm trên phim sọ nghiên trước và sau điều trị. Các thông số trên được thu thập, phân tích và kiểm định bằng các test phù hợp. Kết quả nghiên cứu: khấp khểnh răng không còn sau điều trị, hầu hết bệnh nhân có cải thiện PAR(W) ở mức độ tốt; độ rộng cung hàm tăng sau điều trị; các chỉ số về mô cứng và mô mềm hầu hết không thay đổi; 100% đối tượng nghiên cứu có kết quả điều trị tốt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
sai khớp cắn loại I Angle, không nhổ răng, mắc cài tự buộc, dây cung mở rộng.
Tài liệu tham khảo
2. Stolzenberg J. The Russell attachment and its improved advantages. International Journal of Orthodontia and Dentistry for Children. 1935;21(9):837-840.
3. Nguyễn Mỹ Huyền, Lê Nguyên Lâm. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị sai lệch khớp cắn loại I Angle ở sinh viên Răng hàm mặt Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Tạp chí y Dược học Cần Thơ. 2018;16:1-8.
4. Phạm Thu Trang. Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Xquang và Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Lệch Lạc Khớp Cắn Angle Có Cắn Sâu Bằng Hệ Thống Máng Chỉnh Nha Trong Suốt. Luận án Tiến sĩ Y học. Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược Lâm sàng 108; 2022.
5. Pandis N, Polychronopoulou A, Eliades T. Self-ligating vs conventional brackets in the treatment of mandibular crowding: a prospective clinical trial of treatment duration and dental effects. Am J Orthod Dentofacial Orthop. 2007;132:178-181.
6. Birnie DJ. The Damon passive self-ligating appliance system. Semin Orthod. 2008;14:19-35.
7. Basciftci FA, Akin M, Ileri Z, Bẩym S. Long-term stability of dentoalveolar, skeletal, and soft tissue changes after non-extraction treatment with a self-ligating system. Korean J Orthod. 2014;44(3):119-129.
8. Atik E, Ciger S. An assessment of conventional and self-ligating brackets in Class I maxillary constriction patients. Angle Orthod. 2014;84(4):615-622.
9. Atik E, Akarsu-Guven B, Kocadereli I. Mandibular dental arch changes with active self-ligating brackets combined with different archwires. Niger J Clin Pract. 2018;21(5):566-572.
10. Vajaria R, BeGole E, Kusnoto B, Galang MT, Obrez A. Evaluation of incisor position and dental transverse dimen- sional changes using the Damon system. Angle Orthod. 2011;81:647-652.