ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG BỆNH NHÂN ĐA U TỦY XƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích đặc điểm các yếu tố tiên lượng trên bệnh nhân đa u tủy xương xương tại Bệnh viện truyền máu huyết học. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả có phân tích trên 189 người bệnh mới chẩn đoán ĐUTX từ 01/2017 đến 6/2022 theo tiêu chuẩn IMWG 2014 đến khám và điều trị tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học. Kết quả: Có 5,59% mất NST và 5,59% có thêm NST hoặc đa bội. 50/71 người bệnh phát hiện có đột biến NST bằng kỹ thuật FISH, trong đó tỷ lệ t(4;14)(p16;q32) là 26,76%, del(17p) là 11,27% và t(14;16)(q32;q23) chiếm 5,63%, del 13q chiếm 26,76%. Theo phân loại Mayo clinic, nhóm nguy cơ chuẩn chiếm 66,2%, trung bình 18,31% và nguy cơ cao 15,49%, theo phân loại R-ISS giai đoạn I, II, III tương ứng là 8,45%, 80,28% và 11,27%. Nhóm nguy cơ cao theo tuổi ≥ 65 chiếm 37,57%, ECOG ≥ 2 chiếm 81,48%, theo tỷ lệ tương bào ≥ 30% là 48,15%, theo Hb < 100 g/L là 59,79%, theo NLR ≥ 2,25 là 44,44%, theo SLTC < 150 G/L là 26,98%. Nguy cơ theo FLCr ≥ 100 hoặc ≤ 0,01 là 37,50%, theo nồng độ Calci ≥ 2,67 mmol/L là 30,98%, theo nồng độ β2M ≥ 5,5 mg/L là 70,90%. Kết luận: đột biến nhiễm sắc thể, tuổi cao trên 65, ECOG ≥ 2, tỷ lệ tương bào ≥ 30%, Hb < 100 g/L, NLR ≥ 2,25, SLTC < 150 G/L, FLCr ≥ 100 hoặc ≤ 0,01, nồng độ Calci ≥ 2,67 mmol/L, nồng độ β2M ≥ 5,5 mg/L là yếu tố tiên lượng nặng đối với bệnh nhân đa u tủy xương.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
yếu tố tiên lượng, đa u tủy xương
Tài liệu tham khảo
2. Đỗ Trung Phấn (2007). Đa u tuỷ xương. Bài giảng sau đại học Huyết học truyền máu: 176- 186.
3. N. V. Smadja, C. Bastard, C. Brigaudeau, et al. (2001). Hypodiploidy is a major prognostic factor in multiple myeloma. Blood, 98(7): 2229-38.
4. Nguyễn Thùy Dương (2018). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị trong bệnh đa u tủy xương chuỗi nhẹ tại Viện Huyết học- Truyền máu Trung Ương. Luận văn thạc sỹ y học.
5. S. V. Rajkumar, S. Kumar (2016). Multiple Myeloma: Diagnosis and Treatment. Mayo Clin Proc, 91(1): 101-19.
6. Antonio Palumbo, Hervé Avet-Loiseau, Stefania Oliva, et al. (2015). Revised International Staging System for Multiple Myeloma: A Report From International Myeloma Working Group. Journal of Clinical Oncology, 33(26): 2863-2869.
7. J. Qian, J. Jin, H. Luo, et al. (2017). Analysis of clinical characteristics and prognostic factors of multiple myeloma: a retrospective single-center study of 787 cases. Hematology, 22(8): 472-476.
8. A. Romano, N. L. Parrinello, M. L. Consoli, et al. (2015). Neutrophil to lymphocyte ratio (NLR) improves the risk assessment of ISS staging in newly diagnosed MM patients treated upfront with novel agents. Ann Hematol, 94(11): 1875-83.
9. G. W. Lee, S. W. Park, S. I. Go, et al. (2018). The Derived Neutrophil-to-Lymphocyte Ratio Is an Independent Prognostic Factor in Transplantation Ineligible Patients with Multiple Myeloma. Acta Haematologica, 140(3): 146-156.
10. Shaji K. Kumar, Terry M. Therneau, Morie A. Gertz, et al. (2004). Clinical Course of Patients With Relapsed Multiple Myeloma. Mayo Clinic Proceedings, 79(7): 867-874.