MỐI LIÊN QUAN GIỮA NHU CẦU ĐIỀU TRỊ CHỈNH NHA THEO IOTN VÀ SỰ TỰ TIN CỦA NHÓM SINH VIÊN 18-24 TUỔI

Nguyễn Thùy Linh 1,, Phạm Như Hải 1, Hà Ngọc Chiều 2
1 Đại học Y Dược – ĐH Quốc gia Hà Nội
2 Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét nhu cầu điều trị chỉnh nha theo IOTN và xác định mối liên quan giữa chỉ số nhu cầu chỉnh nha theo IOTN và chỉ số tự tin theo thang đo Rosenberg. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang bằng phương pháp thăm khám lâm sàng, đo đạc trên mẫu thạch cao cung răng hai hàm và nghiên cứu định tính bằng phỏng vấn sâu dựa trên bảng câu hỏi theo thang đo Rosenberg trên 305 đối tượng sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội (136 nam, 169 nữ) tuổi từ 18-24. Kết quả: Nhu cầu thẩm mỹ theo IOTN, mức 1 chiếm tỷ lệ cao nhất (35,7%), sau đó đến mức 4 (20,7%), mức 2 (16,7%), mức 5 (15,4%) và mức 3 (11,5%), nhu cầu không cần điều trị chiếm tỷ lệ cao nhất (52,4%), nhu cầu cần điều trị chiếm tỷ lệ thấp nhất (8,9%). Chỉ số tự tin theo thang đo Rosenberg, mức độ tự tin thấp chiếm đa số (59,7%), chỉ số tự tin tốt chiếm tỷ lệ thấp hơn (36,3%) và chỉ số tự tin mức độ rất tốt chiếm tỷ lệ nhỏ (4,0%). Nhu cầu thẩm mỹ răng mức 1 và mức 4, đồng thời có chỉ số tự tin thấp chiếm tỷ lệ cao nhất (22,6% và 13,4%). Nhu cầu thẩm mỹ răng mức 2 và 3 đồng thời chỉ số tự tin rất tốt có tỷ lệ thấp nhất (0,3%), nhu cầu điều trị sức khỏe răng mức 1 và 2 (không cần điều trị) tương ứng với chỉ số tự tin loại thấp và tốt theo thang đo của Rosenberg chiếm tỷ lệ cao nhất (31,8% và 19,1%). Kết luận: Trong cùng một mức độ nhu cầu thẩm mỹ răng, chỉ số tự tin giảm dần theo thứ tự thấp, tốt và rất tốt. Không có mối liên quan giữa chỉ số nhu cầu thẩm mỹ răng theo IOTN và chỉ số tự tin theo thang đo của Rosenberg.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Evans, R.And Shaw, W.C (1989). A preliminary evaluation of an illustrated scale for rating dental attractiveness, European Journal of orthodontic, 9, 314-318.
2. Brook Ph, Shaw Wc (1989). The development of an index of orthodontic, Eur J Orthod, 11(3), 309-320.
3. Rosenberg M (2015). Society and the adolescent self-image, Princeton university press.
4. Đống Khắc Thẩm, Hoàng Tử Hùng (2000). Khảo sát tình trạng khớp cắn người việt trong độ tuổi 17-27, Luận văn Thạc sĩ y học, 45-48.
5. Wang G, Hagg U, Ling J (2009). The orthodontic treatment need and demand of Hong Kong Chinese children, Am. J. Orthodontic, 24-36.
6. Đồng Thị Mai Hương (2012). Nghiên cứu tình trạng lệch lạc khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh nha của sinh viên trƣờng Đại học Y Hải Phòng, Luận văn thạc sỹ y khoa, 16-76.
7. Wiliam R. Proffit, Henry W. Fields, Jalmes L. Ackerman (2000). Contemponary orthodontic, Third edition, chapter 3-22, 146- 478.
8. Furlong, M. J., Nylund-Gibson, K., Dowdy, E., et al (2020). Modification and standardization of Social Emotional Health SurveySecondary-2020 edition, Santa Barbara, CA, University of California Santa Barbara, Intern.
9. Richmond, S., Shaw, W.C., O’brien, K.D., et al (1995). The relationship between IOTN and the consensus opinion of panel of 74 dentists, A comparative study using the Occlusal Index and the index of orthodontic treatment need, British Angle Orthodontist, 63, 57-64.
10. Kragt, L., Dhamo, B., Wolvius, E.B. and Ongkosuwito, E.M. (2016). The impact of malocclusions on oral health-related quality of life in children— a systematic review and meta-analysis, Clinical Oral Investigations, 20, 1881–1894.