PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ GẮN KẾT CỦA NGƯỜI GIỚI THIỆU THUỐC VỚI NƠI LÀM VIỆC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021-2022

Phùng Hà Thị Thu Ba1, Hoàng Thy Nhạc Vũ 1,
1 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích các yếu tố liên quan đến sự gắn kết của người giới thiệu thuốc (NGTT) với nơi làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) giai đoạn 2021-2022 theo quan điểm của NGTT. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện thông qua bộ câu hỏi khảo sát các yếu tố liên quan đến sự gắn kết của NGTT với nơi làm việc. Mức độ gắn kết được đánh giá trên các khía cạnh riêng lẻ (liên quan đến tính bắt buộc; tình cảm; quy chuẩn) và theo mức độ tổng thể; được quy ra điểm số dựa vào kết quả trả lời của NGTT từ phiếu khảo sát, và được biểu diễn theo giá trị trung vị (tối thiểu - tối đa). Các yếu tố liên quan đến sự gắn kết của NGTT được xác định từ phương trình hồi quy đa biến, theo phương pháp Bayesian Model Averaging (BMA). Kết quả: Có 272 phiếu trả lời của NGTT đạt tiêu chí chọn mẫu và được đưa phân tích. Mẫu nghiên cứu có 56,2% nữ; 64,0% NGTT dưới 32 tuổi; 51,5% NGTT có kinh nghiệm làm việc trên 5 năm; 54,4% NGTT đang làm việc tại cơ sở kinh doanh nước ngoài; 54,0% NGTT có thâm niên dưới 5 năm. Theo quan điểm của NGTT, mức đãi ngộ của nơi làm việc là 11,0 (0,0-11,0); tiến độ mục tiêu nghề nghiệp là 4,0 (0,0-4,0); sự phát triển chuyên môn là 4,0 (0,0-4,0); tốc độ thăng tiến là 2,0 (0,0-5,0); tăng lương là 2,0 (0,0-4,0); nhận thức cơ hội nghề nghiệp là 4,0 (0,0-4,0). Điểm gắn kết tổng thể của NGTT trong mẫu nghiên cứu là 12,5 (0,0-21,0). Kết quả từ phương trình hồi quy đa biến ghi nhận các yếu tố có liên quan đến sự gắn kết tổng của NGTT là tuổi, năm kinh nghiệm làm việc, chế độ đãi ngộ, tốc độ thăng tiến, và sự tăng lương. [Sự gắn kết của một NGTT=4,58 - 3,1*(32 tuổi) - 2,4 *(kinh nghiệm làm việc >5 năm) + 0,6*Điểm chế độ đãi ngộ + 0,9*Điểm tốc độ thăng tiến + 1,6*Điểm tăng lương]. Kết luận: Kết quả nghiên cứu đã cung cấp thông tin liên quan đến sự gắn kết của NGTT với nơi làm việc, tạo căn cứ cho các nhà lãnh đạo của cơ sở kinh doanh trong việc xây dựng và phát triển chính sách nhân sự, từ đó, duy trì được sự gắn kết của NGTT một cách tối đa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2018). Quy định chi tiết một số điều về kinh doanh dược của luật dược và nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật dược.
2. Tengilimoglu D, A K. A. a. E. (2004). The pharmaceutical sales rep/physician relationship in Turkey: ethical issues in an international context. Health Marketing Quarterly. 22 (1), pp. 21-39.
3. Can Hoang Nguyen Khanh, Nguyen Xuan Nhi (2022). Antecedents of organizational commitment and its relationship with turnover intention: A study of business employees in pharmaceutical multinational companies. Research Square, pp. 4-14.
4. Liu CM (2006). The early employment influences of sales representatives on the development of organizational commitment. Employee Relations. 29 (1), pp. 5–15.
5. Vasileiou K, Barnett J, Thorpe S, Young T (2018). Characterising and justifying sample size sufficiency in interview-based studies: systematic analysis of qualitative health research over a 15-year period. BMC Medical Research Methodology. 18 (1), pp. 1-16.
6. Weng Q, McElroy JC, Morrow PC, Liu R (2010). The relationship between career growth and organizational commitment. Journal of Vocational Behavior. 77 (3), pp. 391–400.
7. Theofilou P, Zyga S, Economou C, Tzavella F (2021). Investigation of the Effect of Sociodemographic and Occupational Factors on Fatigue, Organizational Commitment and Job Satisfaction among Employees in the Pharmaceutical Industry. Journal of Human Resources Management and Labor Studies. 9 (1), pp. 1-9.