ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT VÀ VÀ KẾT QUẢ TÁI TẠO LƯU THÔNG TĨNH MẠCH CỬA TRONG PHẪU THUẬT GHÉP GAN PHẢI TỪ NGƯỜI HIẾN SỐNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm kỹ thuật và kết quả tái tạo lưu thông tĩnh mạch cửa của mảnh ghép gan phải từ người hiến sống. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu trên 52 trường hợp được ghép gan từ người hiến sống sử dụng mảnh ghép gan phải tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2020. Kết quả: 100% các trường hợp đều đều sử dụng mối khâu vắt tận – tận giữa tĩnh mạch cửa phải người hiến và tĩnh mạch cửa người nhận. Có 4/52 trường hợp tiến hành lấy huyết khối mạn tính độ I, II của tĩnh mạch cửa. Có 2 trường hợp cắt lách (3,8%) kèm theo sau khi ghép mảnh gan vào người nhận và 5 trường hợp thắt các vòng nối tĩnh mạch (9,6%). Có 5/52 trường hợp hẹp tĩnh mạch cửa (9,6%) trong đó có 2/52 hẹp tại miệng nối được mổ lại đặt stent tĩnh mạch cửa qua đường tĩnh mạch mạc treo tràng dưới. Các trường hợp còn lại do huyết khối tái phát và máu tụ chèn ép (5,8%), được điều trị nội khoa bảo tồn thành công. Kết luận: Cần đánh giá biến đổi giải phẫu và tình trạng huyết khối mạn tính tĩnh mạch cửa trước ghép để có phương án tái tạo lưu thông phù hợp nhất. Can thiệp đặt stent điều trị biến chứng hẹp tĩnh mạch cửa là phương pháp hiệu quả và an toàn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ghép gan từ người hiến sống, tái tạo lưu thông tĩnh mạch cửa
Tài liệu tham khảo
2. Hwang S, Lee SG,Ahn CS (2009). “Technique and outcome of autologous portal Y-graft interposition for anomalous right portal veins in living donor liver transplantation”. Liver Transplantation, 15: 427-434.
3. Yaprak O, Guler N, Balci NC (2012). “A new technique for the reconstruction of complex portal vein anomalies in right lobe living liver donors”. Hepatobiliary Pancreat Dis Int, 11: 438-441.
4. Miura K, Sugawara Y, Uchida K (2018). “Adult living donor liver transplantation for patients with portal vein thrombosis: a single-center experience”. Transplantation Direct, 4(5): e341.
5. Yoshizumi T, Mori M (2020). “Portal flow modulation in living donor liver transplantation: review with a focus on splenectomy”. Surg Today, 50(1): 21-29.
6. Reddy MS, Rela M (2017). “Portosystemic collaterals in living donor liver transplantation: What is all the fuss about?”. Liver Transpl, 23: 537–544.
7. Sare A, Chandra V,Shanmugasundaram S (2021). “Safety and efficacy of endovascular treatment of portal vein stenosis in liver transplant recipients: A systematic review”. Vasc Endovascular Surg, 55(5): 452-460.
8. Kim KS, Kim JM,Lee SK (2019). “Stent insertion and balloon angioplasty for portal vein stenosis after liver transplantation: long-term follow-up results”. Diagn Interv Radiol, 25(3): 231-237.
9. Jang ỴJ, Kim KW, Jeong WK (2010). “Influence of preoperative portal hypertension and graft size on portal blood flow velocity in recipient after living donor liver transplantation with right-lobe graft”. AJR, 194: 165-170.
10. Shibasaki S, Taniguchi M,Shimamura T (2010). “Risk factors for portal vein complications in pediatric living donor liver transplantation”. Clin Transplant, 24: 550–556.