KHẢO SÁT TỈ LỆ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đái tháo đường (ĐTĐ) trên thế giới và ở Việt Nam luôn là vấn đề được ngành y tế quan tâm, tỉ lệ ĐTĐ ngày càng tăng cao theo thời gian và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Hội chứng chuyển hóa (HCCH) được xem là yếu tố nguy cơ của ĐTĐ type 2, tỉ lệ mắc HCCH cũng ngày càng cao và làm tăng mức độ nghiêm trọng ở các bệnh nhân ĐTĐ hay bệnh nhân có bệnh lý tim mạch. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có số liệu thống kê cụ thể số lượng bệnh nhân mắc hội chứng này trên cả nước, nhưng các nghiên cứu tại một số nơi cho thấy HCCH ở nước ta nói chung và HCCH ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 nói riêng có hướng gia tăng trong thập niên gần đây. Vì vậy chúng tôi thực hiện khảo sát tỉ lệ HCCH trên các bệnh nhân ĐTĐ type 2 tại Bệnh viện Trường Đại học Trà Vinh (BVTĐHTV). Mục tiêu: Xác định tỉ lệ bệnh nhân ĐTĐ type 2 có HCCH đang điều trị tại BVTĐHTV. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 184 bệnh nhân từ tháng 11/2022 đến 12/2022 điều trị tại BVTĐHTV. Kết quả: Tỉ lệ mắc HCCH ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 đến khám tại BVTĐHTV là 86,41%, trong đó tỉ lệ mắc ở nữ giới là 73,58%, cao khoảng 2,8 lần so với nam giới. Kết luận: Qua khảo sát cho thấy tỉ lệ mắc HCCH ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 cao, cần xác định các yếu tố liên quan để đề xuất những giải pháp nhằm giảm tỉ lệ HCCH ở bệnh nhân ĐTĐ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường type 2, Đại học Trà Vinh
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Quốc Việt, Tạ Văn Bình, Đoàn Thái Hưng, Nguyễn Thị Thu Hiền (2012), “Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa tại một số khu vực nội thành Hà Nội (theo tiêu chuẩn của IDF 2005)”, Tạp chí y học thực hành (825) số 6, tr.129-132.
3. Nguyễn Quỳnh Hoa, Vũ Đức Anh, Nguyễn Thị Hương Lan, Nguyễn Huy Bình (2019), “Thực trạng mắc hội chứng chuyển hoá ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình năm 2019”, Tạp chí y học cộng đồng, tập 6, số 53, tr. 46 - 50.
4. Andre P Kengne, Serge N Limen, Eugene Sobngwiand et al (2012), “Metabolic syndrome in type 2 diabetes: comparative prevalence according to two sets of diagnostic criteria in sub-Saharan Africans”, Diabetology & Metabolic Syndrome, vol.4, 8 papers. http://www.dmsjournal.com/content/4/1/22.
5. Nayla Cristina do Vale Moreira, Akhtar Hussain, Bishwajit Bhowmik et al (2020), “Prevalence of Metabolic Syndrome by different defifinitions, and its association with type 2 diabetes, pre-diabetes, and cardiovascular disease risk in Brazil”, Diabetes & Metabolic Syndrome: Clinical Research & Reviews, num. 14, pp. 1217 - 1224.
6. Victor Mogre, Zenabankara S Salifu, Robert Abedandi (2014), “Prevalence, components and associated demographic and lifestyle factors of the metabolic syndrome in type 2 diabetes mellitus”, Journal of Diabetes & Metabolic Disorders, vol. 13, 7 pp.
7. Sang Ngoc Nguyen, Van Dinh Tran, Trinh Thi Mai Le et al (2021), “High prevalence of metabolic syndrome among overweight adults in Vietnam based on different criteria: Results from a community-based study”, Clinical Epidemiology and Global Health, vol. 12.