CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI MẮC BỆNH THẬN MẠN TÍNH LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022

Nguyễn Thị Ngọc Bích 1,2,, Đinh Gia Huệ 3, Trịnh Thị Mai 4, Lương Thị Hà 4, Trần Quang Huy 1
1 Đại học Thăng Long
2 Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City
3 Hội Điều dưỡng Việt Nam
4 Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả chất lượng cuộc sống (CLCS) của người mắc bệnh thận mạn tính lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 122 người mắc bệnh thận mạn tính (TMT) giai đoạn cuối, điều trị lọc máu chu kỳ tại Khoa Thận – Tiết Niệu bệnh viện Giao thông vận tải năm 2022. CLCS được đánh giá bằng bộ công cụ SF36 (Kém: 0-25 điểm; Trung bình: 26-50; Khá: 51-75; Tốt: 76 – 100). Kết quả: Điểm số chất lượng cuộc sống theo SF36 của người bệnh TMT đạt 51,8 ± 23,7 (trên tổng điểm 100). Điểm trung bình sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần lần lượt là 44,4 ± 26,2 và 59,3 ± 24,1. 16,4% NB có CLCS kém; 35,2% NB có CLCS trung bình; 22,2% NB có CLCS khá; 26,2% NB có CLCS tốt. Kết luận: Điểm CLCS theo SF36 của người bệnh TMT được lọc máu chu kỳ ở mức trung bình (51,8 ± 23,7 trên tổng số 100 điểm), trong đó điểm trung bình sức khỏe thể chất thấp hơn sức khỏe tâm thần (44,4 ± 26,2 với 59,3 ± 24,1). Trong thực hành chăm sóc cần thường xuyên đánh giá CLCS của người bệnh lọc máu chu kỳ để kịp thời tư vấn, GDSK và có những can thiệp phù hợp nâng cao CLCS của người bệnh trong đó cần chú ý cải thiện sức khỏe thể chất của người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thi Huyền và Ngô Huy Hoàng (2018), "Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới năm 2016", Tạp chí Khoa học Điều dưỡng. 1(2), tr. 58-65.
2. Nguyễn Thị Hằng (2020), Kết quả chăm sóc người bệnh lọc máu chu kỳ và một số yếu tố liên quan tại Khoa Thận lọc máu Bệnh viện đa khoa Kiên Giang, Luận văn thạc sỹ điều dưỡng, Đại học Thăng Long.
3. Nguyễn Thị Thu Hiền, Lê Thanh Tùng, Tô Minh Tuấn và cộng sự, (2020), "Chất lượng cuộc sống của người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ sau giáo dục sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2020", Tạp chí Khoa học Điều dưỡng. 3(3), tr. 65-76.
4. Lê Việt Thắng và Nguyễn Văn Hùng (2012), "Khảo sát chất lượng cuộc sống người bệnh suy thận mạn tính thận nhân tạo chu kỳ bằng thang điểm SF36", Tạp chí Y học thực hành. 802(1), tr. 45-47.
5. Baser, E. and Mollaoglu, M. (2019), "The effect of a hemodialysis patient education program on fluid control and dietary compliance", Hemodial Int. 23(3), pp. 392-401.
6. Ganu, V. J., Boima, V., Adjei, D. N. et al (2018), "Depression and quality of life in patients on long term hemodialysis at a nationalhospital in Ghana: a cross-sectional study", Ghana Med J.52(1), pp.22-28.
7. Rostami, Z., Einollahi, B., Lessan-Pezeshki, M. et al (2013), "Health-related quality of life in hemodialysis patients: an Iranian multi-center study", Nephrourol Mon. 5(4), pp. 901-12.
8. Ware, J. E., Jr. and Sherbourne, C. D. (1992), "The MOS 36-item short-form health survey (SF-36). I. Conceptual framework and item selection", Med Care. 30(6), pp. 473-83.