NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA UNG THƯ BÀNG QUANG TẠI BỆNH VIỆN K

Văn Bình Phạm 1,, Anh Tuấn Đỗ 1
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư bàng quang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng tiến hành trên các bệnh nhân ung thư biểu mổ bàng quang đã được phẫu thuật cắt bàng quang toàn bộ và chuyển lưu dòng tiểu tại Bệnh viện K. Kết quả: Đa số các bệnh nhân là nam giới trong độ tuổi 50-70; 14 bệnh nhân từng có tiền sử mổ nội soi cắt u và mổ cắt bán phần bàng quang. 77,4% bệnh nhân được phẫu thuật nội soi chẩn đoán giai đoạn trước mổ.Bệnh nhân nghiện thuốc lá (80,6%) và nghiện rượu (64,5%). Đái máu là triệu chứng lâm sàng chủ yếu (80,6%) Tổng phân tích nước tiểu: 90,3% hồng cầu niệu, 71% có bạch cầu niệu, 71% có protein niệu. Bệnh nhân có tổn thương u đơn độc 61,3%; kích thước u từ 3-5 cm. Vị trí u hay gặp nhiều vị trí 29%; thành bên và thành sau tương đương nhau 22,6%; thành trước 16,1% và có 3 trường hợp 9,7% u chèn ép lỗ niệu quản gây giãn thận. Gia đoạn U: T2 58,2%, T3 chiếm 19,4% và T4 chiếm 6,5%. Bệnh nhân giai đoạn II 77,4%. Giải phẫu bệnh ung thư biểu mô chuyển tiếp 96,8%. Kết luận: Ung thư bàng quang hay gặp ở nam hơn ở nữ, hút thuốc lá và nghiện rượu là yếu tố nguy cơ cao, đái máu là dấu hiệu lâm sàng phổ biến, giải phẫu bệnh chủ yếu là ung thư biểu mô chuyển tiếp

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Freddie Bray (2018) "Global cancer statistics: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries". ACS Journals.: pp. 55-65.
2. Hinotsu Shiro (2006) "Sustained prophylactic effect of intravesical bacille Calmette-Guerin for superficial bladder cancer: A smoothed hazard analysis in a randomized prospective study". Urology: pp. 545-549.
3. Hoàng Minh Đức (2012), Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt toàn bộ bàng quang và dẫn lưu nước tiểu theo phương pháp Bricker trong điều trị ung thư bàng quang tại bệnh viện Việt Đức. Luận án Bác sĩ Nội trú, Đại học Y Hà Nội: pp. 10-50.
4. Nguyễn Văn Hiếu (2010) "Điều trị phẫu thuật bệnh ung thư". Nhà xuất bản Y học.: pp. 411-427.
5. Nieder Alan M.(2005) " Radical cystectomy after bacillus Calmetter-Guerin for high-rick Ta, T1, and carcinoma in situ: Defining the rick of initial bladder preservation". Urology: pp. 737-741.
6. Macvicar A.D (2000), Bladder cancer staging. BJU International: p. 111.
7. Sternberg CN (2003) Can patient selection for bladder preservation be based on response to chemotherapy? Cancer: pp. 1644-1652.
8. Raman J.D (2005) Bladder cancer after managing upper urinary tract transition cell carcinoma: predictive factors and pathology. BJU International: p. 1031.