KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ TỶ LỆ TIÊM VACCINE COVID-19 MŨI NHẮC LẠI CỦA NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2022

Huỳnh Minh Chín 1,, Nguyễn Hồng Chương 1, Lê Nguyễn Đăng Khoa 1, Huỳnh Anh Phi 1
1 Sở Y tế Bình Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phát triển Vaccine an toàn, hiệu quả và mở rộng quy mô tiêm chủng toàn dân là cách tiếp cận an toàn và khả thi nhất để ngăn ngừa COVID-19 một cách hiệu quả và bền vững. Tiêm phòng COVID-19 giúp bảo vệ cơ thể khỏi COVID-19, giảm nguy cơ mắc bệnh nặng, nhập viện, tử vong và thiết lập khả năng miễn dịch cộng đồng, tạo điều kiện để phục hồi và phát triển kinh tế. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện với 3 mục tiêu: (1). Mô tả kiến thức về tiêm vaccine COVID-19 mũi nhắc lại, (2). Mô tả thái độ về tiêm vaccine COVID-19 mũi nhắc lại, (3). Tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 mũi nhắc lại 1 của người dân tại tỉnh Bình Dương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 2140 người dân từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kết quả: Qua nghiên cứu có 14/14 câu hỏi về kiến thức đều có trên 50% người dân có kiến thức đúng, 9/9 câu hỏi về thái độ có 80% người dân có thái độ tích cực. Tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 mũi nhắc lại 1 là 76,4%. Kết luận: Cần tiếp tục thực hiện các hoạt động truyền thông giáo dục về tác dụng của vaccine, lợi ích của tiêm nhắc lại. Đồng thời, cần triển khai rà soát, cung cấp lịch tiêm vaccine COVID-19 nhắc lại phù hợp với từng người dân trong tỉnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2021), "Công văn số 10225/BYT-DP ngày 01 tháng 12 năm 2021 về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại",
2. N. Dauby (2020), "Societal impact of vaccination : beyond individual protection. Renewed interest following COVID-19 pandemic ?", Rev Med Liege, Impact sociétal de la vaccination : au-delà de la protection individuelle. Regain d’intérêt face à la pandémie COVID-19 ?, 75 (S1), 170-175.
3. M Alzyood, D Jackson, H Aveyard, J Brooke (2020), "COVID-19 reinforces the importance of handwashing", 29, 2760-2761.
4. Joseph Yuen Juin Cheng, Shaun Seh Ern Loong, Clare Elisabeth Si Min Ho, Kai Jing Ng, Miki Min Qi Ng, Ryan Choon Hoe Chee, et al. (2022), "Knowledge, Attitudes, and Practices of COVID-19 Vaccination among Adults in Singapore: A Cross-Sectional Study %J The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene", 107 (3), 540-550.
5. VCC Cheng, SC Wong, KKW To, PL Ho, KY Yuen (2020), "Preparedness and proactive infection control measures against the emerging novel coronavirus in China", 104, 254-255.
6. J Howard (2021), "An evidence review of face masks against COVID-19", 118, e2014564118.
7. N. Barda, N. Dagan, C. Cohen, M. A. Hernán, M. Lipsitch, I. S. Kohane, et al. (2021), "Effectiveness of a third dose of the BNT162b2 mRNA COVID-19 vaccine for preventing severe outcomes in Israel: an observational study", Lancet, 398 (10316), 2093-2100.
8. N. Doria-Rose, M. S. Suthar, M. Makowski, S. O'Connell, A. B. McDermott, B. Flach, et al. (2021), "Antibody Persistence through 6 Months after the Second Dose of mRNA-1273 Vaccine for Covid-19", N Engl J Med, 384 (23), 2259-2261.
9. E. J. Haas, F. J. Angulo, J. M. McLaughlin, E. Anis, S. R. Singer, F. Khan, et al. (2021), "Impact and effectiveness of mRNA BNT162b2 vaccine against SARS-CoV-2 infections and COVID-19 cases, hospitalisations, and deaths following a nationwide vaccination campaign in Israel: an observational study using national surveillance data", Lancet, 397 (10287), 1819-1829.
10. S. H. Hodgson, K. Mansatta, G. Mallett, V. Harris, K. R. W. Emary, A. J. Pollard (2021), "What defines an efficacious COVID-19 vaccine? A review of the challenges assessing the clinical efficacy of vaccines against SARS-CoV-2", Lancet Infect Dis, 21 (2), e26-e35.