BÁO CÁO CA BỆNH HỘI CHỨNG THỰC BÀO TẾ BÀO MÁU SAU NHIỄM CÚM A (H1N1) ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tổng quan: Cúm A (H1N1) thường gây ra các triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ và có thể tự giới hạn, một số trường hợp có thể diễn biến bất thường và gây hội chứng thực bào tế bào máu (HLH) là một tình trạng bệnh lý nặng, đe dọa tính mạng. Đối tượng và phương pháp: Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị trẻ nam 13 tuổi bị hội chứng thực bào tế bào máu sau nhiễm cúm A (H1N1) điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Kết quả: Trẻ nam 13 tuổi khởi phát với triệu chứng ho, sốt, vàng da vàng mắt, thiếu máu, gan lách to, không khó thở, phổi không có rale. Xét nghiệm PCR cúm A (H1N1) dương tính, hồng cầu giảm (2,82T/l), bạch cầu giảm (2,6T/l), tiểu cầu giảm (37G/l), ferritin tăng (950ng/ml), tủy đồ có hiện tượng thực bào máu. Bệnh nhân được chẩn đoán HLH – nhiễm cúm A (H1N1) theo tiêu chuẩn HLH-2004, điều trị hóa trị theo phác đồ HLH-2004, kháng virus cúm và truyền khối hồng cầu, huyết tương tươi. Kết quả điều trị trẻ đáp ứng tốt với điều trị, dần ổn định về lâm sàng và cận lâm sàng, trẻ khỏi bệnh ra viện. Kết luận: Nên chú ý nghĩ đến HLH thứ phát ở những bệnh nhân nhiễm trùng có diễn biến bất thường.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hội chứng thực bào tế bào máu, thứ phát, Cúm A (H1N1).
Tài liệu tham khảo
2. Janka GE, Lehmberg K. (2014). Hemophagocytic syndromes—an update. Blood reviews. 28(4):135-142.
3. Henter JI, Horne A, Aricó M, et al. (2007). HLH‐2004: diagnostic and therapeutic guidelines for hemophagocytic lymphohistiocytosis. Pediatric blood & cancer. 48(2):124-131.
4. Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thị Mai Hương, Nguyễn Hoàng Nam, et al. (2022). Kết quả điều trị hội chứng thực bào tế bào máu bằng phác đồ HLH 2004 tại bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Y học Việt Nam. 516(1).
5. To K.F, Chan P.K, Chan K.F, et al. (2001). Pathology of fatal human infection associated with avian influenza A H5N1 virus. Journal of medical virology. 63(3):242-246.
6. Hsieh Y-C, Wu T-Z, Liu D-P et al. (2006). Influenza pandemics: past, present and future. Journal of the Formosan Medical Association. 105(1):1-6.
7. Beutel G, Wiesner O, Eder M, et al. (2011). Virus-associated hemophagocytic syndrome as a major contributor to death in patients with 2009 influenza A (H1N1) infection. Critical Care. 2011. 15(2):1-8.
8. Ando M, Miyazaki E, Hiroshige S, et al. (2006). Virus associated hemophagocytic syndrome accompanied by acute respiratory failure caused by influenza A (H3N2). Internal Medicine. 45(20):1183-1186.