MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ PHẪU THUẬT MÁU TỤ TRONG NÃO NGUYÊN PHÁT

Đỗ Thị Thu Hiền1,, Lê Thị Vân 1
1 Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật máu tụ trong não nguyên phát.  Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: 61 bệnh nhân xuất huyết não được điều trị phẫu thuật tại bệnh viện Bạch Mai từ 1/8/2019 đến 30/6/2020. Tỷ lệ nam/nữ là 3:1; Đa số các bệnh nhân bị xuất huyết não có độ tuổi trung niên, đặc biệt từ 50 đến 69 tuổi. Số bệnh nhân có khối máu tụ lớn và trung bình chiếm đa số (95.1%), 65% số bệnh nhân có khối máu tụ chủ yếu là ở bán cầu não và não thất. 63,9% số bệnh nhân được phẫu thuật bằng phương pháp mở sọ lấy máu tụ, 3.3% dẫn lưu não thất đơn thuần và 32,8% bệnh nhân được dẫn lưu não thất kết hợp lấy máu tụ. Sau phẫu thuật, số bệnh nhân tiến triển tốt và chậm lần lượt là 23% và 77%, không có bệnh nhân tử vong. Điểm Glassgow lúc vào viện, vị trí khối máu tụ, mức độ đè đẩy đường giữa có liên quan đến kết quả phẫu thuật máu tụ trong não nguyên phát(p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả tốt sau phẫu thuật còn nhỏ. Điểm Glassgow lúc vào viện, vị trí khối máu tụ, mức độ đè đẩy đường giữa có liên quan đến kết quả phẫu thuật máu tụ trong não nguyên phát

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Võ Văn Nho và Trương Đà (2004). Vai Trò Của Ngoại Khoa Trong Điều Trị Đột Quị ờ Người Lớn Tuổi. Hội Thỏo Khoa Học Xử Trí Tai Biến Mạch Máu Não Lần Nhất, Bệnh Viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh 12/10/2004.
2. Nguyễn Quốc Lâm (2003). Đánh Giá Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Máu Tụ Trong Não Do Tăng Huyết Áp. Tạp Chí Y Học Thanh Phố Hồ Chí Minh, 8(1), 63-66.
3. A. D. Mendelow, G. M. Teasdale, D. Barer và Cs (2003). Outcome Assignment in the International Surgical Trial of Intracerebral Haemorrhage. Acta Neurochir (Wien), 145 (8), 679-681; Discussion 681.
4. Vũ Hùng Liên (2004). Can Thiệp Phẫu Thuật Trong Điều Trị Đột Quỵ. Hội Nghị Khoa Học
5. A. D. Mendelow, B. A. Gregson, p. M. Mitchell và Cs (2011). Surgical Trial in Lobar Intracerebral Haemorrhage (STICH II) Protocol. Trials, 12, 124.
6. A. D. Mendelow, B. A. Gregson, E. N. Rowan và Cs (2013). Early Surgery versus Initial Conservative Treatment in Patients with Spontaneous Supratentorial Lobar Intracerebral Haematomas (STICH II): A Randomised Trial. Lancet, 382 (9890), 397-408.
7. Feng Y, He J, Liu B, Yang L, Wang Y. Endoscopic-assisted keyhole technique for hypertensive cerebral hemorrhage in elderly patients: a randomized controlled study in 184 patients. Turk Neurosurg. Published online 2015. doi:10.5137/1019-5149.JTN.12669-14.0
8. Gui C, Gao Y, Hu D, Yang X. Neuroendoscopic minimally invasive surgery and small bone window craniotomy hematoma clearance in the treatment of hypertensive cerebral hemorrhage. Pak J Med Sci. 2019; 35 (2): 377-382. doi: 10.12669/ pjms.35.2.463
9. Zuccarello Mario, Brott Thomas, Derex Laurent, et al. Early Surgical Treatment for Supratentorial Intracerebral Hemorrhage. Stroke. 1999;30(9):1833-1839. doi:10.1161/01.STR.30.9.1833