ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA U NHÚ THANH QUẢN Ở TRẺ EM

Nguyễn Xuân Quang 1,, Đào Đình Thi 2, Vilyvong Khamchaleune 3
1 Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh
2 Bệnh viện Tai Mũi Họng TW
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả điểm lâm sàng, cận lâm sàng của u nhú thanh quản ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu trên 34 bệnh nhân được chẩn đoán là UNTQ đến khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương từ tháng 1/2021 đến tháng 7/2022. Kết quả: Khàn tiếng gặp ở 100% bệnh nhân, khó thở ở 94,1% bệnh nhân, mức độ tương quan với nhau; mỗi triệu chứng ho và vướng họng có 1 trường hợp (2,9%). Nội soi thanh quản hay gặp u nhú ở vùng thanh môn (88,2%), chủ yếu ở cả hai dây thanh (61,8%); hình ảnh đại thể u nhú chủ yếu dạng chùm nho (88,2%) màu hồng (82,4%). Mô bệnh học 100% lành tính, không có trường hợp nào có sự thay đổi về cấu trúc tế bào.  Kết luận: Triệu chứng lâm sàng thường gặp của UNTQ là khàn tiếng (100%) và khó thở (94,1%) với mức độ tương quan, u thường ở vùng thanh môn (88,2%) và có dạng chùm nho (88,2%), với tỉ lệ 100% lành tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Tuấn Hùng (2002), Đặc Điểm hình thái lâm sàng và bước đầu đánh giá kết quả điều trị papilloma thanh quản ở trẻ em tại viện Tai Mũi Họng Trung Ương (Từ tháng 5/1997-3/2003), Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2005), Nghiên cứu vai trò của HPV và điều trị nội soi cắt hút trong bệnh u nhú thanh quản trẻ em, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2008), "Bệnh u nhú thanh quản", Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản Y học, tr. 339-349.
4. Nguyễn Thị Ngọc Dung và Nguyễn Văn Đức (2001), Nhận xét ban đầu về u nhú thanh quản người lớn gặp tại TT Tai Mũi Họng Tp. HCM (10/1995 – 10/200), Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Số đặc biệt, tr. 60-63.
5. Trịnh Thị Hồng Loan (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi và tỷ lệ nhiễm Human Papilloma Virus trong u nhú thanh quản người lớn, Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội.
6. Leena-Maija Aaltonen, Heikki Rihkanen và Antti Vaheri (2002), "Human papilloma virus in larynx", The Laryngoscope. 112(4), tr. 700-707.
7. Craig S Derkay (2001), "Recurrent Respiratory Papillomatosis", The Laryngoscope. 111(1), tr. 57-69.
8. Brian J Wiatrak (2003), "Overview of Recurrent Respiratory Papillomatosis", Current Opinion in Otolaryngology & Head and Neck Surgery. 11(6), tr. 433-441.