THỰC TRẠNG TRẦM CẢM CỦA NGƯỜI BỆNH TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC TIMES CITY NĂM 2022 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị bệnh quan trọng, các cuộc phẫu thuật dù là đơn giản hay phức tạp đều gây tâm lý căng thẳng, lo lắng cho người bệnh và gia đình người bệnh. Mục tiêu: Xác định thực trạng trầm cảm của người bệnh trước và sau phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City năm 2022 và một số yếu tố liên quan. Phương pháp: Điều tra cắt ngang, nghiên cứu định lượng. Kết quả: Nghiên cứu thu thập thông tin từ 400 người bệnh người bệnh trước và sau phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City thông qua phỏng vấn bằng phiếu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ NB trầm cảm trước phẫu thuật là 1,5%, sau phẫu thuật là 0,5%. Ba yếu tố liên quan với tình trạng trầm cảm của NB gồm: sự phụ thuộc kinh tế, tình trạng việc làm và sự hiểu biết của người bệnh về cuộc phẫu thuật (p<0,05).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Trầm cảm, người bệnh trước và sau phẫu thuật, các yếu tố liên quan
Tài liệu tham khảo
2. Long N. H. (2010), Factors related to postoperative symptoms among patients undergoing abdominal surgery, Master’s thesis, Burapha University.
3. McIntosh S., Adams J. (2011), “Anxiety and quality of recovery in day surgery: A questionnaire study using Hospital Anxiety and Depression Scale and Quality of Recovery Score”, Int. J. Nurs. Pract., 17 (1), pp:85-92.
4. Pinto A, Faiz O, Davis R, Almoudaris A, Vincent C. (2016), “Surgical complications and their impact on patients' psychosocial well-being: a systematic review and meta-analysis”, BMJ Open, 6(2):e007224.
5. O'Hara, M W et al. (1989), “Psychological consequences of surgery”, Psychosomatic medicine, 51(3), pp:356-70.
6. Thái Hoàng Để, Dương Thị Mỹ Thanh (2011), “Đánh giá tâm lý bệnh nhân trước và sau phẫu thuật tại khoa ngoại bệnh viện đa khoa huyện An Phú”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học bệnh viện An Giang, Số tháng 10, tr: 187-193.