ỨNG DỤNG KỸ THUẬT REAL TIME PCR PHÁT HIỆN KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT Ở BỆNH PHẨM TRÊN GIẤY THẤM VÀ BỆNH PHẨM BẢO QUẢN BẰNG EDTA

Lê Thanh Liêm 1,, Trần Phủ Mạnh Siêu 1
1 Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium spp. gây ra thông qua vết đốt của muỗi cái Anopheles làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, tại Việt Nam chủ yếu do Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax tập trung lưu hành ở vùng rừng, đồi núi, ven biển nơi mà các kỹ thuật cao chẩn đoán bệnh sốt rét khó tiếp cận. Có nhiều phương pháp để phát hiện ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) nhưng đa số có độ nhạy không cao, đòi hòi kinh nghiệm kỹ thuật viên, yêu cầu lượng máu lớn để thực hiện. Ứng dụng giấy thấm trong phát hiện KSTSR bằng kỹ thuật Real time PCR cho thấy hiệu quả trong chẩn đoán phát hiện và chi phí, thuận tiện bảo quản và vận chuyển có khả năng ứng dụng trong thực tế để điều tra dịch tễ và khoanh vùng dịch. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật Real time PCR trong phát hiện KSTSR trên mẫu giấy thấm Whatmann 3MM so với mẫu máu trong chống đông EDTA. Đối tượng – phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hàng loạt ca được tiến hành trên 19 mẫu giấy thấm và 19 mẫu máu với chống đông EDTA được thu thập từ canh cấy KSTSR, đồng thời đánh giá hiệu quả kỹ thuật trên 10 mẫu giấy thấm mao mạch của bệnh nhân nghi ngờ nhiễm KSTSR được thu thập tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP.HCM  từ 07/2022-10/2022. Kết quả: Không có sự khác biệt về kết quả phát hiện KSTSR ở cả hai mẫu bệnh phẩm thu thập từ canh cấy KSTSR, mật độ KSTSR có thể phát hiện được là 3 KSTSR/ /ml máu. Kết luận: Kỹ thuật Real time PCR phát hiện KSTSR trên mẫu giấy thấm Whatmann 3MM và trên mẫu trong chống đông EDTA đạt độ nhạy, độ đặc hiệu cao có sự tương đồng kết quả phát hiện KSTSR ở hai loại bệnh phẩm với độ biến thiên tốt CV% < 3%. Không có sự nhiễm chéo trong định danh hai loài Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax bằng kỹ thuật Real time PCR.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Singh B, Daneshvar C. Human infections and detection of Plasmodium knowlesi. Clin Microbiol Rev. Apr 2013;26(2):165-84. doi:10.1128/ CMR.00079-12
2. Kattenberg JH, Erhart A, Truong MH, et al. Characterization of Plasmodium falciparum and Plasmodium vivax recent exposure in an area of significantly decreased transmission intensity in Central Vietnam. Malar J. Apr 27 2018;17(1):180. doi:10.1186/s12936-018-2326-1
3. World health Organization (WHO). World Malaria Report 2020 - 20 years of global progress and challenges. https://wwwwhoint/teams/global-malaria-programme/reports/world-malaria-report-2020/. 2020;
4. Lê Thành Đồng, Trịnh Ngọc Hải. Kỹ thuật nuôi cấy và bảo quản P. falciparum dài ngày trong phòng thí nghiệm. Tạp chí Y học thực hành 2013;856:26 - 28.
5. Rougemont M, Van Saanen M, Sahli R, Hinrikson HP, Bille J, Jaton K. Detection of four Plasmodium species in blood from humans by 18S rRNA gene subunit-based and species-specific real-time PCR assays. Journal of clinical microbiology. 2004;42(12):5636-5643.
6. Mohon AN, Getie S, Jahan N, Alam MS, Pillai DR. Ultrasensitive loop mediated isothermal amplification (US-LAMP) to detect malaria for elimination. Malaria journal. 2019;18(1):1-10.