ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN VIÊM QUANH RĂNG MẠN TÍNH CÓ TÚI QUANH RĂNG SÂU 3-5 MM ĐẾN KHÁM TẠI VIỆN ĐÀO TẠO RĂNG HÀM MẶT

Đinh Thị Thái 1,, Vũ Mạnh Tuấn1, Tạ Thị Tươi 1, Trương Thị Hiếu Hạnh 1, Tô Thành Đồng 1
1 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân có viêm quanh răng mạn tính có túi quanh răng sâu 3-5mm đến khám tại Viện đào tạo Răng Hàm Mặt năm 2021. Phương pháp nghiên cứu: 64 bệnh nhân,1792 răng được thăm khám và 906 răng có túi quanh răng từ 3-5mm tại Trung tâm KTC KCB Răng Hàm Mặt – A7- Trường đại học Y Hà Nội. Các bệnh nhân được hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng. Các biến số nghiên cứu gồm tuổi-giới; lý do đến khám, GI, PI, PD và OHI-S. Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân đến khám chủ yếu là chảy máu lợi chiếm 64,1%. Đối tượng nghiên cứu có độ tuổi từ 22-59 hay gặp nhất là 38 tuổi. Chỉ số mảng bám răng (PI) ở mức 1,8337 ± 0,3947. Chỉ số OHI-S là 3,0123 ± 0,588. Trung bình chỉ số lợi (GI) của nhóm đối tượng nghiên cứu là 1,3549 ± 0,4762. Đánh giá độ sâu túi quanh răng (PD), trung bình của chỉ số này là 2,1772 ± 0,4374. Kết luận: Tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 37,08 ± 9,08. Tỷ lệ bệnh mắc bệnh của nam cao hơn nữ. Lý do vào viện chủ yếu là chảy máu lợi. Chỉ số mảng bám răng (PI) của các bề mặt răng thăm khám ở mức 1,8337 ± 0,3947. Chỉ số vệ sinh răng miệng OHI-S trung bình là 3,0123 ± 0,588. Trung bình chỉ số lợi là 1.3549 ± 0.4762. Chỉ số độ sâu túi lợi trung bình là 2,1772 ± 0,4374. Bệnh nhân vệ sinh răng miệng càng kém thì túi quanh răng càng sâu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Mai Phương (2015). Định lượng Actinobacillus Actinomycetemitans, Porphyromonas Gingivalis trong viêm quanh răng bằng Realtime PCR và đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị viêm quanh răng không phẫu thuật. Luận án tiến sĩ y học, Đại học y Hà Nội.
2. Nông Phương Mai (2017). Đánh giá hiệu quả can thiệp giáo dục sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi dân tộc Sán Dìu mắc bệnh quanh răng tại xã Nam Hòa huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên. Đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học
3. Nguyễn Ngọc Anh, Mai Đình Hưng, Nguyễn Thị Hồng Minh (2020). Hiệu quả điều trị bệnh viêm quanh răng phá hủy thể toàn bộ bằng phương pháp phẫu thuật. Tạp chí nghiên cứu y học 132(8).
4. American Academy of Periodontology (2003). Diagnosis of periodontal diseases. J Periodontol, 74, 1237-1247.
5. Marta Gajardo et al (2005). Prevalence of Periodontopathic Bacteria in Aggressive Periodotitis Patients in Chilean Population. J Periodonto.
6. M.R. Vivekananda et al, (2010). Effect of the probiotic Lactobacilli reuteri (Prodentis) in the manegement of the periodontal diseases: a preliminary randomizal clinical trial. J Oral Microbiol.
7. Lê Thị Liên (2016). Thực trạng bệnh viêm quanh răng, mối liên quan giữa tình trạng bệnh quanh răng và một số chỉ số cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại khoa Nội, BVĐK Hà Đông năm 2015 -2016. Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp 2.
8. Shaik Mohammed Asif 1, Shaik Naheeda 2, et al (2019). Oral hygiene practice and periodontal status among two tribal population of Telangana state, India- an epidemiological study. BMC Oral Health 2019; 19:8.