KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC CHỦNG VI KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC CỦA BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2019-2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhạy cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn phổ biến tại Khoa Hồi sức tích cực giai đoạn 2019 – 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang. Dữ liệu nhạy cảm với từng loại kháng sinh của các chủng vi khuẩn được thu thập từ phòng xét nghiệm vi sinh tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong giai đoạn năm 2019 – 2021. Kết quả: Trong năm 2019 – 2021, tổng cộng có 6189 mẫu bệnh phẩm cấy từ Khoa Hồi sức tích cực. Sau ba năm, tại khoa chưa xuất hiện chủng Staphylococcus spp. kháng vancomycin với MIC vancomycin > 2 µg/mL và linezolid theo CLSI 2021. Trong đó, tỷ lệ MRSA là cao (67,8%), tỷ lệ MRSA có MIC vancomycin từ 1-2 µg/mL chiếm 15,8%. E. coli còn nhạy cảm trên 50% với khá ít loại kháng sinh, còn nhạy cảm cao với carbapenem và aminoglycoside. K. pneumoniae có tỷ lệ nhạy cảm dưới 50% với tất cả kháng sinh thử nghiệm. Acinetobacter spp. có độ nhạy cảm dưới 20% với hầu hết các kháng sinh thử nghiệm, còn nhạy cảm hoàn toàn với colistin, doxycycline (52,6%) và co-trimexazole (31,4%). P. aeruginosa có tỷ lệ nhạy cảm dưới 50% với các kháng sinh quinolon, meropenem và 2,6% với co-trimexazole. Burkholderia spp. có độ nhạy cảm trên 50% đối với đa số các loại kháng sinh. Kết luận: Tỷ lệ nhạy cảm với kháng sinh tại Khoa Hồi sức tích cực thấp và độ nhạy cảm có xu hướng giảm. Trong đó Acinetobacter spp. là có tỷ lệ nhạy cảm kháng sinh thấp nhất.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
kháng sinh, Gram dương, Gram âm, nhạy cảm.
Tài liệu tham khảo
2. Bùi Quang Hiền, Võ Thị Hà, Phạm Hồng Thắm. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi bệnh viện do Pseudomonas aeruginosa tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 2020. 24(3): p. p100.
3. Bộ Y Tế. Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam năm 2008-2009. Báo cáo của Bộ Y tế-Việt Nam phối hợp với Dự án Hợp tác toàn cầu về kháng kháng sinh GARPViệt Nam và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford. 2009 :p14-15.
4. Hsu LY, Apisarnthanarak A, Khan E, Suwantarat N, Ghafur A, Tambyah PA. Carbapenem-Resistant Acinetobacter baumannii and Enterobacteriaceae in South and Southeast Asia. Clin Microbiol Rev, 2017, 30(1): p. 1-22.
5. Meena S., Bir, R., Sood, S., Das, B. K., & Kapil, A. Emergence of Burkholderia cepacia in ICU Setting. Indian journal of critical care medicine: peer-reviewed, official publication of Indian Society of Critical Care Medicine, 2019, 23(9), 423–426.
6. Kollef MH, Fraser VJ. Antibiotic resistance in the intensive care unit. Ann Intern Med, 2001, 134(4): p. 298-314.
7. Shariati, A., Dadashi, M., Moghadam, M.T. et al. Global prevalence and distribution of vancomycin resistant, vancomycin intermediate and heterogeneously vancomycin intermediate Staphylococcus aureus clinical isolates: a systematic review and meta-analysis. Scientific Reports, 2020, 10(1): p. 12689.
8. Walraven CJ, North MS, Marr-Lyon L, Deming P, Sakoulas G, Mercier RC. Site of infection rather than vancomycin MIC predicts vancomycin treatment failure in methicillin-resistant Staphylococcus aureus bacteraemia. J Antimicrob Chemother, 2011, 66(10): p. 2386-92.