THỰC TRẠNG TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG NĂM 2022

Đỗ Bích Diệp1,2,, Nguyễn Thị Thanh Hương 3, Hoàng Trung Vinh 4, Đinh Gia Huệ 5, Phạm Thị Diên 2, Tạ Thị Hương 2
1 Đại học Thăng Long
2 Bệnh viện Nội tiết Trung ương
3 Đại học VinUni
4 Bệnh viện Quân Y 103
5 Hội Điều dưỡng Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đái tháo đường đang trở thành một vấn đề sức khỏe toàn cầu. Những gánh nặng bệnh tật được cho là nguy cơ gây ra những rối loạn tâm thần ở người bệnh đái tháo đường. Mục tiêu: 1) Mô tả tình trạng trầm cảm của người bệnh Đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Nội tiết trung ương năm 2022. 2) Phân tích một số yếu tố liên quan đến trầm cảm của nhóm đối tượng nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 390 người bệnh đái tháo đường hiện đang điều trị và chăm sóc tại Bệnh viện Nội tiết trung ương trong thời gian từ tháng 4/2022 đến tháng 12/2022. Kết quả: trung bình điểm số thang PHQ9 4,49 điểm, số bệnh nhân trầm cảm (điểm thang PHQ9 ≥ 5) với 152 người bệnh chiếm 39%. Những người bệnh phải điều trị kết hợp cả uống thuốc và tiêm insulin, có tình trạng kiểm soát bệnh tật không tốt, có chỉ số glucose đói cao và chỉ số Fructosamin cao, có hút thuốc là được đánh giá là các yếu tố có liên quan đến nguy cơ trầm cảm (p < 0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. A Trần Thị Hà An (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đái tháo đường typ 2, Luận văn Tiến sỹ y học. Đại học Hà Nội. Published online.
2. Bộ Y tế (2021), Báo cáo Bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam năm 2021.
3. Lý Lan Chi và Ngô Văn Truyền (2022), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi đái tháo đường týp 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ năm 2021–2022", Tạp chí Y Dược học Cần Thơ(53), tr. 121-126.
4. Nguyễn Thị Hà, Khúc Thị Thanh Mai, Phạm Văn Dương và cộng sự, (2021), "Chất lượng cuộc sống và trầm cảm của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2020 – 2021", Tạp chí Nghiên cứu Y học.
5. Trần Thơ Nhị và Trần Thị Thu Nhài (2021), "Lo âu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 đang điều trị ngoại trú tại Phòng khám Đa khoa Kim Anh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và một số yếu tố liên quan năm 2020", Tạp chí Nghiên cứu Y học. 144(8), tr. 166-175.
6. Egede, L. E. and Ellis, C. (2010), "Diabetes and depression: global perspectives", Diabetes Res Clin Pract. 87(3), pp. 302-12.
7. Khuwaja, A. K., Lalani, S., Dhanani, R. et al (2010), "Anxiety and depression among outpatients with type 2 diabetes: A multi-centre study of prevalence and associated factors", Diabetol Metab Syndr. 2, pp. 72.
8. Magliano, DJ and Boyko, EJ (2021), "IDF Diabetes Atlas 10th edition scientific committee", IDF DIABETES ATLAS [Internet]. 10th ed.. Brussels: International Diabetes Federation.
9. Sweileh, W. M., Abu-Hadeed, H. M., Al-Jabi, S. W. et al (2014), "Prevalence of depression among people with type 2 diabetes mellitus: a cross sectional study in Palestine", BMC Public Health. 14, pp. 163.