ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHI BỊ RẮN CẮN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TIỀN GIANG

Nguyễn Thị Huỳnh Như 1,, Nguyễn Trung Hậu 1, Nguyễn Thành Nam 2
1 Đại học Trà Vinh
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhi bị rắn cắn tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả loạt ca có phân tích trên 60 bệnh nhi bị rắn cắn nhập viện tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2020. Kết quả: Đặc điểm dịch tễ học: Lứa tuổi bị cắn nhiều nhất là 6 – 10 tuổi (41,7%), đa số là nam (55%), chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 12 (76,7%) thường vào khoảng thời gian từ 16 giờ đến 20 giờ (58,3%). Tai nạn xảy ra trong và xung quanh nhà (65%), phần lớn vết cắn là ở bàn chân (56,7%) do trẻ vô tình dẫm đạp. 100% trẻ nhập viện trước 24 giờ sau khi bị rắn cắn, tuy nhiên có 46,7% trường hợp không được sơ cứu trước khi vào viện. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng: Khoảng 80% trường hợp có triệu chứng tại chỗ: đau tại chỗ 76,7%, sưng nề 63,3%, bóng nước 15%, hoại tử 8,3%. Triệu chứng toàn thân: xuất huyết 30% (chảy máu vết cắn, xuất huyết da, chảy máu nướu răng), nôn ói 11,7%, yếu chi 3,3%. Có 21,7% nhiễm độc từ trung trở lên, trong đó 6,7% nhiễm độc nặng. Rối loạn chức năng đông máu là biểu hiện thường gặp nhất (30%), PT kéo dài (28,3%), aPTT kéo dài (20%), tiểu cầu giảm < 150´103/mm3 (6,7%). Kết luận: Những xử trí của thân nhân bệnh nhi như garrot, chích, rạch, hút nọc, đắp thuốc nam lên vị trí rắn cắn làm ảnh hưởng đến việc chậm trễ chuyển đến bệnh viện, ảnh hưởng đến tính mạng, để lại di chứng cho bệnh nhi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Quang Bính, Trần Thanh Hiền, Nguyễn Thị Thủy Ngân (2016) "Hiệu quả ban đầu của huyết thanh kháng nọc rắn hổ đa giá trên bệnh nhân bị rắn cạp nia cắn tại khoa Bệnh nhiệt đới bệnh viện Chợ Rẫy ". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 20 (2), tr.432-438.
2. Bộ Y tế (2017) Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.89-124.
3. Trình Đình Điệp, Bùi Quốc Thắng (2012) "Đặc điểm bệnh lý rắn chàm quạp cắn ở bệnh nhi nhập viện khoa cấp cứu BVNĐ 1 từ năm 2005 đến 2010". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 16 (2), tr.44-50.
4. Lê Thị Thùy Linh (2016) "Tình hình sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ năm 2010 đến 2014". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 20 (4), tr.79-86.
5. Ngô Đức Ngọc (2018) Chẩn đoán và xử trí rắn độc cắn. IN Ngô Quý Châu (Ed.) Bệnh học Nội khoa. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.586-597.
6. Bùi Quốc Thắng (2016) Rắn cắn. IN Khanh, N. C., Trà, L. N., Nhạn, N. T., Kim, H. T. (Eds.) Sách giáo khoa Nhi khoa. Nhà xuất bản Y học, tr.416-429.
7. Mã Tú Thanh, Phạm Văn Quang (2017) "Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhi bị rắn lục tre cắn tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 ". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 21 (4), tr.252-259.
8. Trần Quang Thành, Nguyễn Thị Ngọc Mai, Vũ Ngọc Lương (2019) Tài liệu cấp cứu và điều trị rắn cắn. Lớp tập huấn sơ cấp rắn độc cắn. Trung tâm dịch vụ tư vấn KHCN Y Dược Cần Thơ.
9. Soumyadeep Bhaumik, Soushieta Jagadesh, Zohra Lassi (2018) "Quality of WHO guidelines on snakebite: the neglect continues". BMJ global health, 3 (2), e000783-e000783.
10. R. Ralph, S. K. Sharma, M. A. Faiz, I. Ribeiro, S. Rijal, F. Chappuis, et al. (2019) "The timing is right to end snakebite deaths in South Asia". BMJ, 364, k5317.