KHẨU PHẦN CỦA NGƯỜI BỆNH HÓA – XẠ TRỊ UNG THƯ HẠ HỌNG – THANH QUẢN GIAI ĐOẠN III – IV TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG NĂM 2022

Phạm Thị Hồng Chiên 1,, Phạm Thành Linh 2
1 Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá khẩu phần thực tế của người bệnh hóa – xạ trị ung thư hạ họng – thanh quản giai đoạn III – IV tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang đánh giá khẩu phần 24 giờ tại các thời điểm nằm viện ngày thứ 1, ngày thứ 15 và ngày thứ 30 của 50 người bệnh ung thư hạ họng-thanh quản giai đoạn III – IV điều trị hóa – xạ trị. Kết quả: Năng lượng trung bình của khẩu phần trong các ngày 1, 15, 30 lần lượt là 1515 ± 437; 1433 ± 282 và 1427 ± 426 kcal/ngày. Tính theo cân nặng cơ thể/ngày, tương ứng tại mỗi thời điểm: năng lượng là 28,6 ± 8,0 kcal; 28,0 ± 5,7 kcal và 27,6 ± 8,6 kcal; protein là 1,04 ± 0,3 g; 0,9 ± 0,2 g và 1,01 ± 0,3 g. Thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhu cầu khuyến nghị 30 kcal/kg/ngày (p<0,05). Tỷ lệ khẩu phần đạt dưới 75% NCKN ngày 1, 15 và 30 lần lượt là 32% và 24% và 18%. Tỷ lệ thấp người bệnh đạt NCKN về protein trong chế độ ăn. Đa số (> 50%) các khẩu phần trong các ngày đều không đảm bảo nhu cầu vitamin hàng ngày. Tỷ lệ khẩu phần đạt NCKN sắt, canxi và phospho trong ngày đều ở mức thấp. Kết luận: Đa số các khẩu phần đều không đạt nhu cầu về năng lượng, vitamin và khoáng chất. Tỷ lệ các chất sinh năng lượng không cân đối.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Thúy Lương (2021), "Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực tế của người bệnh ung thư thực quản tại Bệnh viện K năm 2021", Tạp chí nghiên cứu Y học. 146 (10), 185-191.
2. Hoàng Thị Hằng, Lương Quốc Hải, Trần Văn Phương (2021), "Khẩu phần trước điều trị I-131 của người bệnh ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện Nội tiết trung ương năm 2020-2021", Tạp chí nghiên cứu Y học. 146(10), 64-70.
3. Đoàn Duy Tân, Võ Duy Long, Lê Thị Hương (2022), "Khẩu phần trước phẫu thuật của người bệnh ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học Việt Nam. 516 (2), 217-220.
4. Park Young Joo, Paik Hee-Young, Kim Min-Ji et al (2016), "Dietary evaluation of a low-iodine diet in Korean thyroid cancer patients preparing for radioactive iodine therapy in an iodine-rich region", Nutrition research and practice. 10(2), 167-174.
5. Muscaritoli M, Arends J, Bachmann P et al (2021), "ESPEN practical guideline: Clinical Nutrition in cancer", Clinical Nutrition. 40(5), 2898-2913.
6. Nissen S. B., Tjønneland A., Stripp C. et al (2003), "Intake of vitamins A, C, and E from diet and supplements and breast cancer in postmenopausal women", Cancer Causes & Control. 14, 695-704.
7. Phan Thị Bích Hạnh, Lê Thị Hương, Nguyễn Thùy Linh, và cộng sự (2017), "Thực trạng khẩu phần của người bệnh ung thư đường tiêu hóa điều trị hóa chất tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội", Tạp chí dinh dưỡng và Thực phẩm. 4(13), , 93-100.