KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM ÂM HÓA COVID-19 VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI KẾT QUẢ ÂM HÓA SỚM Ở BỆNH NHÂN THỂ NHẸ VÀ VỪA TẠI BỆNH VIỆN COVID-19 SỐ 1 THÁI NGUYÊN

Phạm Đắc Trung 1,, Hoàng Hà 1, Tống Khánh Linh 1, Lê Thị Thùy Linh 1, Nguyễn Quý Trọng Quang1
1 Đại học Y - Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định kết quả âm hóa và mô tả một số yếu tố liên quan tới kết quả âm hoá trên bệnh nhân COVID-19 thể nhẹ và vừa. Đối tượng: Bệnh nhân COVID-19 thể nhẹ và vừa điều trị tại Bệnh viện COVID-19 số 1 Thái Nguyên từ 01/01/2022 tới 13/4/2022. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, hồi cứu. Cỡ mẫu: 2000 bệnh nhân. Xác định bằng xét nghiệm RT-PCR. Xử lý số liệu bằng toán thống kê y học. Kết quả: Thời gian âm hoá trung bình là 8,04±3,167 ngày, sớm (45,55%), muộn (54,45%). Các yếu tố giới, BMI, thời gian chẩn đoán không có mối liên quan tới thời gian âm hóa. Có sự liên quan thời gian âm hóa sớm với các yếu tố tuổi (p<0,01), có thai (p<0,01), tiêm vaccine (p<0,01)và rối loạn vị - khứu giác (<0,01), giảm bạch cầu lympho (<0,01), giảm tiểu cầu (<0,01), tăng CRP (<0,01), D-dimer kéo dài (<0,01), X-quang phổi (<0,01).  Kết luận: Các yếu tố <15 tuổi, không có thai, không có rối loạn vị - khứu giác, bạch cầu lympho >1,5G/l, CRP <5 mg/l, tiểu cầu >150 G/l, D-dimer <0,5 mg/l và không có bất thường trên phim Xquang phổi giúp tiên lượng bệnh nhân khả năng cao có kết quả âm hoá COVID-19 sớm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Suleyman G, Fadel RA, Malette KM, et al. Clinical Characteristics and Morbidity Associated With Coronavirus Disease 2019 in a Series of Patients in Metropolitan Detroit. JAMA Netw Open. 2020;3(6):e2012270.
2. Hoàng Thị Lan Hương, Trần Thừa Nguyên, Nguyễn Trọng Nghĩa, Phạm Trung Hiếu, Hoàng Vĩnh Trung Hiếu, Phan Thị Phương, Ngô Thị Quỳnh Chi. “Đặc điểm lâm sàng và các dấu ấn sinh học tiên lượng của bệnh nhân COVID19’’ tại Bệnh viện Trung ương Huế. Tạp Chí Y Học Lâm Sàng Số 79/2022-Tr. 27-34
3. Pan Zhai, Yanbing Ding, Xia Wu, Junke Long, Yanjun Zhong, Yiming LiThe. Epidemiology, diagnosis and treatment of COVID-19. International Journal of Antimicrobial Agents Volume 55, Issue 5, May 2020, 105955.
4. Jamil, S., Mark, N., Carlos, G., Cruz, C. S. D., Gross, J. E., & Pasnick, S. Diagnosis and management of COVID-19 disease. American journal of respiratory and critical care medicine,(2020). 201(10), P19-P20.
5. Bernd Sebastian Kamps, Christian Hoffmann “COVID REFERENCE’’, 1th , pp 323-429.
6. Lopez-Leon, S., Wegman-Ostrosky, T., Perelman, C. et al. More than 50 long-term effects of COVID-19: a systematic review and meta-analysis. Scientific Reports; 11(1):16144.
7. Faes C, Abrams S, Van Beckhoven D, Meyfroidt G, Vlieghe E, Hens N, Belgian Collaborative Group on COVID-19 Hospital Surveillance. Time between Symptom Onset, Hospitalisation and Recovery or Death: Statistical Analysis of Belgian COVID-19 Patients. International Journal of Environmental Research and Public Health. 2020; 17(20):7560.
8. Viktoriya London, Rodney McLaren Jr., Fouad Atallah, Catherine Cepeda, Sandra McCalla, Nelli Fisher, Janet L. Stein, Shoshana Haberman, Howard Minkoff “The Relationship between Status at Presentation and Outcomes among Pregnant Women with COVID-19”. American journal of perinatology (2020); 37(10): pp 991-994.