ĐẶC ĐIỂM CỦA NHIỄM KHUẨN HUYẾT TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG 2014 – 2020

Đinh Dương Tùng Anh 1,2, Nguyễn Thị Huyền 1, Lý Thị Thương Mến1, Đinh Văn Thức 1,3,
1 Đại học Y Dược Hải Phòng
2 Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
3 Bệnh viện Trường Đại học Y Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm vi khuẩn gây bệnh và kết quả điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Trẻ Em Hải Phòng trong các năm 2014-2020. Đối tượng và phương pháp: Trẻ em dưới 15 tuổi đến khám tại Bệnh viện Nhi Hải Phòng trong các năm 2014 - 2020 được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết. Các sinh vật được phân lập bằng cách sử dụng các kỹ thuật nuôi cấy tiêu chuẩn, sau đó kháng sinh đồ được thực hiện theo phương pháp khoanh giấy khuếch tán Kirby – Bauer. Kết quả: Chúng tôi thu thập 226 trường hợp nhiễm khuẩn huyết trong nghiên cứu này. Những vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp nhất lần lượt là S. aureus (20,8%), S. epidermidis (14,2%), P. aeruginosa (11,9%) và K. pneumoniae (11,9%). S. aureus còn nhạy cảm với amikacin, gentamycin, vancomycin, meropenem, ít nhạy cảm với các cephalosporin (thế hệ 2, 3) và đã kháng với penicillin và oxacillin. P. aeruginosa còn nhạy cảm với amikacin, gentamycin, meropenem, vancomycin và ciprofloxacin, kém nhạy cảm với các cephalosporins và oxacilin. Thời gian điều trị nội trú trung bình của NKH ở trẻ em là 9,39 ± 6,19 ngày. Tỷ lệ ca bệnh nặng chuyển tuyến hoặc tử vong do NKH còn cao (27,4%). Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh một loạt các mầm bệnh Gram dương và Gram âm chịu trách nhiệm về nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em Hải Phòng và mức độ kháng thuốc kháng sinh đáng kể. Tỷ lệ thất bại điều trị do NKH còn ở mức khá cao, đòi hỏi sự cải thiện hơn nữa trong công tác chẩn đoán và điều trị bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gyawali, B., K. Ramakrishna, and A.S. Dhamoon, Sepsis: The evolution in definition, pathophysiology, and management. SAGE Open Medicine, 2019. 7: p. 2050312119835043.
2. Martin, G.S., et al., The epidemiology of sepsis in the United States from 1979 through 2000. N Engl J Med, 2003. 348(16): p. 1546-54.
3. Lee, J.Y.H., et al., Global spread of three multidrug-resistant lineages of Staphylococcus epidermidis. Nature Microbiology, 2018. 3(10): p. 1175-1185.
4. Bùi Thị Vân Nga, Nghiên cứu đặc điểm các tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương năm 2015. Tạp chí Y học Việt Nam, 2016. 446: p. 289-296.
5. Hamer, D.H., et al., Etiology of bacteremia in young infants in six countries. Pediatr Infect Dis J, 2015. 34(1): p. e1-8.
6. El Solh, A.A. and A. Alhajhusain, Update on the treatment of Pseudomonas aeruginosa pneumonia. Journal of Antimicrobial Chemotherapy, 2009. 64(2): p. 229-238.
7. Qiu, Y., et al., Invasive Klebsiella pneumoniae Infections in Community-Settings and Healthcare Settings. 2021. 14: p. 2647-2656.
8. Laupland, K.B., et al., Population-based laboratory assessment of the burden of community-onset bloodstream infection in Victoria, Canada. Epidemiol Infect, 2013. 141(1): p. 174-80.