KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI CÁC TẾ BÀO LYMPHO VÀ TẾ BÀO DIỆT TỰ NHIÊN NK MÁU NGOẠI VI Ở BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Bước đầu khảo sát sự thay đổi tế bào lympho T và dưới nhóm, tế bào lympho B và tế bào diệt tự nhiên (Natural Killer – NK) máu ngoại vi trong viêm phổi ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 192 bệnh nhân viêm phổi từ 0 – 60 tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Các tế bào lympho T và dưới nhóm, tế bào lympho B và tế bào NK máu ngoại vi được xác định bằng kỹ thuật đếm tế bào dòng chảy trên máy FACS Canto-II sử dụng bộ Kit BD Multitest 6 color TBNK. Kết quả: Tỷ lệ các bệnh nhân có giảm số lượng tế bào lympho T máu ngoại vi là 24,48%, giảm số lượng các tế bào lympho TCD4 chiếm đến 36,46 % các trường hợp. Trong khi các tế bào lympho TCD8 tăng trong 28,13% các trường hợp. Tuy nhiên các bệnh nhân có tăng lympho TCD8 chủ yếu gặp trong viêm phổi do căn nguyên virus, ít gặp trong viêm phổi do vi khuẩn. Lympho B và tế bào NK chưa thấy có sự thay đổi rõ ràng trong viêm phổi ở trẻ em.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bạch cầu lympho, Tế bào NK, Viêm phổi, Bệnh viện Nhi Trung ương
Tài liệu tham khảo
2. Lê Văn Tráng (2020). Nghiên cứu căn nguyên gây bệnh và yếu tố nguy cơ ở trẻ bị viêm phổi kéo dài trên 2 tuần tại khoa hô hấp Bệnh viện nhi Thanh Hóa. Tạp chí nghiên cứu và thực hành Nhi khoa. Số 1, 58-64.
3. Nguyễn Thị Hà và CS (2020). Đặc điểm lâm sàng và căn nguyên vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng trẻ em tại khoa Quốc tế Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí nghiên cứu Y học, 131 (7), 67-73.
4. Dagan R, Phillip M, Sarov I et al (1987). Cellular immunity and T-lymphocyte subsets in young children with acute measles. J Med Virol, 22(2), 175-182.
5. Eman M. Saleh, Nidhal Abdul Mohymen, Majed Al-Jelawy (2008). Abnormal Lymphocyte Subsets in Children With Type 1 Diabetes Mellitus. MMJ, 1, 9-14.
6. Erwin W. Gelfand, Anthony Joetham, Meiqin Wang et al (2017). Spectrum of T-lymphocyte activities regulating allergic lung inflammation. Immunol Rev, 278(63-86.
7. Jonathan S Boomer, Jonathan M Green, Richard S Hotchkiss (2014). The changing immune system in sepsis. Is individualized immuno-modulatory therapy the answer? Virulence, 5(1), 45-56.
8. Kayser W, Spiegel K, Schmitz N et al (1987). Application of a microseparation technique allowing for extensive marker studies on small bone marrow specimens. Journal of immunological methods, 97(2), 245-249.
9. Levandowski RA, Ou DW, Jackson GG (1986). Acute-phase decrease of T lymphocyte subsets in rhinovirus infection. J Infect Dis, 153(4), 743-748.