ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC 300 BỆNH NHÂN ĐƯỢC SINH THIẾT THẬN TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

Nguyễn Bách1,, Đỗ Hữu Tuyên 2, Trần Hoài Nhân 2
1 Bệnh Viện Thống Nhất, TPHCM
2 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm mô bệnh học thận ở các bệnh nhân (BN) có bệnh lý thận được sinh thiết tại bệnh viện Thống Nhất (BVTN). Phương pháp: Nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, hồi cứu. Tiêu chuẩn chọn bệnh: Tất cả BN được sinh thiết thận (STT) tại BVTN từ 5/2012-5/2022. Tiêu chuẩn loại trừ: (1). Mẫu mô không đạt chuẩn giải phẫu bệnh, (2). Sinh thiết lần 2 trở đi, (3). Sinh thiết thận ghép, (4). Hồ sơ không đầy đủ số liệu. Kết quả: Trong nhóm bệnh cầu thận nguyên phát, tỷ lệ sang thương tối thiểu (MCD), bệnh thận IgA (IgAN), xơ hóa cầu thận khu trú từng phần (FSGS), bệnh cầu thận màng (MN) và các sang thương khác lần lượt là 33,33%; 24,77%; 19,81%, 15,77% và 6,32%. Tỷ lệ IgAN, viêm thận Lupus (LN), bệnh thận đái tháo đường (DN) và bệnh ống thận mô kẽ ở nhóm BN <60 tuổi so với nhóm BN ≥60 tuổi lần lượt là 21,7% so với 7,1%; 11,3% so với 1,4%; 3,5% so với 11,4%; 2,6% so với 12,8% (p<0,05). Tỷ lệ MN trong giai đoạn 2017- 2022 so với 2012- 2017 là 17,7% so với 7,1% (p < 0,001). Kết luận: Qua khảo sát 300 mẫu sinh thiết thận tại Bệnh Viện Thống Nhất, chúng tôi ghi nhận trong số các bệnh cầu thận nguyên phát thể MCD là phổ biến nhất, kế đến là bệnh thận IgA và FSGS. Các bệnh lý IgAN, viêm thận lupus thường gặp hơn ở người trẻ. Ngược lại, DN và bệnh ống thận mô kẽ thường gặp ở người lớn tuổi hơn. Trong chỉ định sinh thiết thận do HCTH, MCD chiếm tỷ lệ thấp. Hội chứng thận viêm thường gặp bệnh thận IgA và FSGS. Bất thường nước tiểu không triệu chứng chủ yếu là bệnh thận IgA. Tỷ lệ MN tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. O'Shaughnessy MM., Hogan SL., Thompson BD., Coppo R., Fogo AB., Jennette JC. (2018). Nephrology Dialysis Transplantation, 33 (4), pp 661–669.
2. Hu R., Quan S., Wang Y., Zhou Y., Zhang Y., Liu L., et al. (2020). Spectrum of biopsy proven renal diseases in Central China: a 10-year retrospective study based on 34,630 cases. Sci Rep 10, 10994.
3. Yim T, Kim SU., Park S., Lim JH., Jung HY., Cho JH., et al. (2020). Patterns in renal diseases diagnosed by kidney biopsy: A single-center experience. Kidney Res Clin Pract. 39 (1), pp 60-69.
4. Mai Thị Hiền. (2017). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mô bệnh học và bước đầu theo dõi điều trị bệnh thận IgA. Luận án tiến sĩ y học. Hà Nội.
5. Polito MG., de Moura LA., Kirsztajn GM. (2010). An overview on frequency of renal biopsy diagnosis in Brazil: clinical and pathological patterns based on 9617 native kidney biopsies. Nephrol Dial Transplant, 25 (2), pp 490-496.
6. Churg J., Bernstein J., Glassock RJ. (1995). Renal disease: classification and atlas of glomerular diseases. 2nd ed. Igaku-Shoin; New York.
7. Beniwal P., Pursnani L., Sharma S., Garsa RK., Mathur M., Dharmendra P., et al. (2016). A clinicopathologic study of glomerular disease: A single-center, five-year retrospective study from Northwest India. Saudi J Kidney Dis Transpl. 27 (5), pp 997-1005.
8. Shin HS., Cho DH., Kang SK., Kim HJ., Kim SY., Yang JW. et al. (2017). Patterns of renal disease in South Korea: a 20-year review of a single-center renal biopsy database. Ren Fail. 39(1), pp 540-546.
9. Sugiyama H., Yokoyama H., Sato H., Saito T., Kohda Y., Nishi S., et al. (2011). Japan Renal Biopsy Registry: the first nationwide, web-based, and prospective registry system of renal biopsies in Japan. Clin Exp Nephrol, 15 (4), pp 493–503.
10. Nguyễn Bách., Huỳnh Ngọc Linh., Lê Việt Thắng. (2015). Khảo sát đặc điểm tổn thương mô bệnh học ở bệnh nhân người lớn mắc bệnh thận. Tạp chí Y học Quân sự. 311, pp 54-58.