TÌNH TRẠNG BỎ BỮA SÁNG CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN 12-15 TUỔI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THANH HÓA

Hoàng Bảo Duy 1,, Trần Thị Kiều Oanh2, Phan Hữu Vinh 2, Dương Thị Phượng 3, Ong Thế Duệ 4, Phùng Lâm Tới 4, Khúc Thị Hồng Hạnh 5
1 Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Hà Nội
2 Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế Công cộng - Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
4 Viện chiến lược và Chính sách Y tế - Bộ Y tế
5 Đại học Phenikaa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng bỏ bữa ăn sáng, khảo sát các yếu tố liên quan tới tình trạng bỏ bữa ăn sáng ở trẻ vị thành niên từ 12-15 tuổi. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 1625 học sinh tham gia nghiên cứu trong độ tuổi từ 12-15 tuổi tại 5 trường trung học cơ sở tại tỉnh Thanh Hóa năm 2019. Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi bao gồm tổng số 1625 trẻ trong độ tuổi 12-15 tuổi. Tỷ lệ trẻ bỏ bữa sáng là 26%, tăng có ý nghĩa thống kê theo độ tuổi. Phân tích hồi quy đa biến logistic về các yếu tố liên quan đến tình trạng bỏ bữa sáng đã chỉ ra tỷ lệ bỏ bữa sáng cao về mặt thống kê ở nhóm 12-15 tuổi, học vấn của bố, mẹ và học lực của trẻ. Kết luận: Kết quả của nghiên cứu cắt ngang này cho thấy rằng tỷ lệ bỏ bữa sáng ở trẻ vị thành niên tại Việt Nam không quá chênh lệch so với các khu vực khác trên thế giới. Nguyên nhân chính dẫn đến việc bỏ bữa sáng ở trẻ vị thành niên chủ yếu do không có thời gian ăn sáng, coi bữa sáng không quan trọng và không có tiền ăn sáng. Việc bỏ bữa sáng đã được xác định là một mối quan tâm sức khỏe cộng đồng đáng kể cần có sự can thiệp từ các bên liên quan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Scaglioni S., De Cosmi V., Ciappolino V., et al. (2018). Factors Influencing Children’s Eating Behaviours. Nutrients, 10(6), 706.
2. Giménez-Legarre N., Miguel-Berges M.L., Flores-Barrantes P., et al. (2020). Breakfast Characteristics and Its Association with Daily Micronutrients Intake in Children and Adolescents–A Systematic Review and Meta-Analysis. Nutrients, 12(10), 3201.
3. Monzani A., Ricotti R., Caputo M., et al. (2019). A Systematic Review of the Association of Skipping Breakfast with Weight and Cardiometabolic Risk Factors in Children and Adolescents. What Should We Better Investigate in the Future?. Nutrients, 11(2), 387.
4. Abebe L., Mengistu N., Tesfaye T.S., et al. (2022). Breakfast skipping and its relationship with academic performance in Ethiopian school-aged children, 2019. BMC Nutr, 8, 51.
5. Yao J., Liu Y., and Zhou S. (2019). Effect of Eating Breakfast on Cognitive Development of Elementary and Middle School Students: An Empirical Study Using Large-Scale Provincial Survey Data. Med Sci Monit, 25, 8843–8853.
6. de Onis M., Onyango A.W., Borghi E., et al. (2007). Development of a WHO growth reference for school-aged children and adolescents. Bull World Health Organ, 85(9), 660–667.
7. Badrasawi M., Anabtawi O., and Al-Zain Y. (2021). Breakfast characteristics, perception, and reasons of skipping among 8th and 9th-grade students at governmental schools, Jenin governance, West Bank. BMC Nutr, 7, 42.
8. Hu J., Li Z., Li S., et al. (2020). Skipping breakfast and physical fitness among school-aged adolescents. Clinics (Sao Paulo), 75, e1599.