ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA CỘNG HƯỞNG TỪ ĐỘNG HỌC SÀN CHẬU VỚI LÂM SÀNG TRÊN BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT BẢO TỒN SA SINH DỤC NỮ

Lục Thị Huyền Ngọc 1, Trần Ngọc Dũng 2, Hoàng Đình Âu 2,
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ (CHT) động học sàn chậu với lâm sàng trên nhóm bệnh nhân phẫu thuật bảo tồn sa sinh dục nữ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên mô tả cắt ngang trên 19 bệnh nhân có triệu chứng sa sinh dục trên lâm sàng, được chụp CHT động học sàn chậu (DP- MRI) và phẫu thuật bảo tồn tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 11 năm 2022. Kết quả: 19 bệnh nhân có triệu chứng sa sinh dục trên lâm sàng có độ tuổi trung bình là 67,47 ± 11,29, trong đó có 94,7 % bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên. Số lần sinh đẻ trung bình là 2,37 ± 1.0, chủ yếu là đẻ thường (89.5%). Gần 85% bệnh nhân có số lần đẻ >=2 lần. Các bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng thấy khối sa lồi tại âm đạo trong nghiên cứu đa số kèm theo các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và tiết niệu. Tỷ lệ kèm sa bàng quang, sa túi cùng Douglas ở từng độ sa tử cung trên hình ảnh CHT là khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. Trong khi đó không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa độ sa tử cung/ vòm âm đạo với tỷ lệ kèm sa hình túi/ sa trực tràng trên hình ảnh CHT. Ít có sự đồng thuận giữa phân độ sa sinh dục trên lâm sàng và phân độ sa sinh dục trên hình ảnh CHT động học sàn chậu.Kết luận: CHT động học sàn chậu (DP-MRI) đóng vai trò quan trọng trong phân độ sa sinh dục và đánh giá các tổn thương phối hợp giúp cho tiên lượng phẫu thuật tốt hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tú C.K., An B.C., và Tâm P.V. (2013). Kỹ thuật điều trị sa sinh dục có bảo tồn tử cung tại Bệnh viện Trung ương Huế. Tạp Chí Phụ Sản, 11(4), 50–54.
2. Rogers R.G., Pauls R.N., Thakar R. và cộng sự. (2018). An International Urogynecological Association (IUGA)/International Continence Society (ICS) joint report on the terminology for the assessment of sexual health of women with pelvic floor dysfunction. Int Urogynecology J, 29(5), 647–666.
3. Mant J., PAINTER R., VASSEY M. và cộng sự. OBSERVATIONS FROM THE OXFORD FAMILY PLAN-NING ASSOCIATION STUDY. BR JObstet GYNAECOL 1997 104 579, 585.
4. Võ Tấn Đức, Nguyễn Thị Thùy Linh, và Phạm Ngọc Hoa (2009). CHT động trong đánh giá các bệnh lý vùng sàn chậu. Tạp Chí Học TP Hồ Chí Minh, 13:292-297.
5. Nguyễn Thị Mến (2020). Đặc điểm lâm sàng và cộng hưởng từ trong các bệnh lý sa sàn chậu. Trường Đại Học Hà Nội.
6. Ridgeway B., Walters M.D., Paraiso M.F.R. và cộng sự. (2008). Early experience with mesh excision for adverse outcomes after transvaginal mesh placement using prolapse kits. Am J Obstet Gynecol, 199(6), 703. e1-703. e7.
7. Broekhuis S.R., Fütterer J.J., Barentsz J.O. và cộng sự. (2009). A systematic review of clinical studies on dynamic magnetic resonance imaging of pelvic organ prolapse: the use of reference lines and anatomical landmarks. Int Urogynecol J Pelvic Floor Dysfunct, 20(6), 721–729.
8. Tunn R., Paris S., Taupitz M. và cộng sự. (2000). MR imaging in posthysterectomy vaginal prolapse. Int Urogynecology J, 11(2), 87–92.
9. Nguyễn Văn Ân và Đoàn Vương Kiệt (2021). So sánh các phương pháp đánh giá mức độ sa tạng chậu theo Baden –Walker, POP-Q và cộng hưởng từ động học. Bệnhviện Đại Học Dược Tp HồChí Minh.
10. Comiter C.V., Vasavada S.P., Barbaric Z.L. và cộng sự. (1999). Grading pelvic prolapse and pelvic floor relaxation using dynamic magnetic resonance imaging. Urology, 54(3), 454–457.