NHU CẦU CỦA NGƯỜI BỆNH VỀ CHĂM SÓC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ SAU GIAI ĐOẠN CẤP VÀ THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN QUẢNG NINH NĂM 2021

Trần Thị Việt Hà 1,, Phạm Thị Hoàng Ngân 1, Nguyễn Khánh Hoàn2
1 Đại học Điều dưỡng Nam Định
2 Bệnh viện Y Dược học Cổ truyền Quảng Ninh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ thúc đẩy việc phục hồi chức năng và giúp người bệnh đạt được sự độc lập trong cuộc sống hàng ngày. Mục tiêu: Mô tả nhu cầu của người bệnh về chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ sau giai đoạn cấp và thực trạng đáp ứng của điều dưỡng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 100 người bệnh và 55 điều dưỡng viên có thâm niên công tác từ 13 tháng trở lên tại 03 khoa Châm cứu và PHCN và Lão khoa. Số liệu được thu thập theo hình thức phỏng vấn 8/2021 đến tháng 9/2021. Kết quả: Một số nhu cầu của người bệnh chưa được đáp ứng đầy đủ như: dùng nệm chống loét; thay đổi tư thế 2 giờ/ lần; cách cho ăn để tránh nghẹn, sặc; vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày; vỗ, rung lồng ngực; tập thở; ăn thức ăn dễ tiêu; xoa khung đại tràng; tập thói quen đại tiện; vận động 2 bên mức đáp ứng đầy đủ của điều dưỡng lần lượt là 32,1%; 47,8%; 40,6%; 37,6%; 47,5%; 47,9%; 43,5%; 17,9%; 3% và 42%. Kết luận: Thực trạng đáp ứng của điều dưỡng với nhu cầu chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ sau giai đoạn cấp ở một số lĩnh vực tại Bệnh viện Y Dược học Cổ truyền Quảng Ninh chưa được như mong đợi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2020). Quyết định số 5331/QĐ-BYT, ngày 23/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu chuyên môn “hướng dẫn chẩn đoán và xử trí đột quỵ não”
2. Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh (2020). Báo cáo tổng kết công tác điều dưỡng năm 2020 và phương hướng công tác điều dưỡng năm 2021.
3. Lương Tuấn Khanh, Fujitani Junko (2020). Chăm sóc và phục hồi chức năng sớm sau đột quỵ. Dự án cải thiện chất lượng chăm sóc sau đột quỵ.
4. Bùi Thị Bích Ngà (2011), Thực trạng công tác chăm sóc của điều dưỡng qua nhận xét của người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương năm 2011, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
5. Hoàng Ngọc Thắm (2012), Thực trạng nhu cầu và chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ giai đoạn cấp của điều dưỡng viễn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk năm 2012, Luận văn Thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
6. Chang K. , Chen K., Chen Y.and et al. (2022). A multicenter study to compare the effectiveness of the inpatient post acute care program versus traditional rehabilitation for stroke survivors. Sci Rep, 27;12(1).
7. Jones SP, Miller C, Gibson JME, et al. (2018). The impact of education and training interventions for nurses and other health care staff involved in the delivery of stroke care: an integrative review. Nurse Educ Today 2018; 61: 249–257.
8. Katan M, Luft A (2018). Global burden of stroke. Semin Neurol; 38: 208–211
9. Lai C. , Tsai M. , Luo J. and et al. (2017). Post-acute care for stroke – a retrospective cohort study in Taiwan. Patient Prefer Adherence, 11, p1309–1315.
10. Tulek Z., Poulsen I., Gillis K. (2018). Nursing care for stroke patients: A survey of current practice in 11 European countries. Journal of Clinical Nursing, 27(3-4).