ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỦA DƯỢC SĨ LÊN VIỆC THEO DÕI TRỊ LIỆU VANCOMYCIN TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC – CHỐNG ĐỘC, BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Võ Thị Hà 1,2,, Nguyễn Tuấn Anh 3
1 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
2 Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
3 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đánh giá hiệu quả của can thiệp bởi dược sĩ liên quan theo dõi trị liệu thuốc vancomycin (TDM) tại Khoa hồi sức tích cực – Chống độc (HSTC-CĐ), Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Đối tượng, phương pháp: hồi cứu 82 bệnh án có TDM vacomycin trong đó 40 bệnh án trong giai đoạn chưa có dược sĩ lâm sàng (trước can thiệp từ 3/2020-8/2020) và 42 bệnh án trong giai đoạn có dược sĩ lâm sàng làm việc tại Khoa HSTC-CĐ (sau can thiệp từ 9/2020-2/2021). Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ hiệu chuẩn liều theo hướng dẫn tăng từ 60,6% ở nhóm không can thiệp lên 79,2% sau can thiệp, khác biệt có ý nghĩa thống kê, p =0,019. Tỷ lệ mẫu nồng độ đáy đạt đích điều trị tăng từ 26,7% lên 42,0%, khác biệt có ý nghĩa thống kê, p=0,036. Tỷ lệ người bệnh có ít nhất một nồng độ đáy trong khoảng mục tiêu điều trị tăng từ 35,0% lên 57,1%, khác biệt có ý nghĩa thống kê, p=0,039. Thời gian nằm viện giảm từ 28,56 ngày xuống 22,48 ngày, khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Thực hiện theo hướng dẫn TDM vancomycin có sự can thiệp của dược sĩ lâm sàng tăng tỷ lệ mẫu đạt nồng độ đích trong điều trị và tăng tỷ lệ người bệnh đạt nồng độ đích điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015). Dược Thư Quốc Gia Việt Nam, Xuất bản lần thứ 2, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr.1455-1456.
2. Đặng Nguyễn Đoan Trang (2019). Khảo sát và đánh giá hiệu quả theo dõi nồng độ vancomycin trong trị liệu tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu dược và thông tin thuốc, 10(3):30-37.
3. Đinh Thị Thuý Hà (2021). Khảo sát và đánh giá việc sử dụng kháng sinh vancomycin tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai. Tạp chí Y học Việt Nam, 501(1):34-38.
4. Lưu Thị Thu Trang (2020). Phân tích đặc điểm sử dụng vancomycin trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại trung tâm Bệnh viện Nhiệt Đới, Bệnh viện Bạch Mai. Khoá luận tốt nghiệp dược sĩ, Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
5. Trần Duy Anh (2017). Nghiên cứu áp dụng phác đồ truyền tĩnh mạch liên tục vancomycin thông qua giám sát nồng độ thuốc trong máu tại khoa hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai. Luận án tốt nghiệp Dược Sĩ, Trường Đại Học Dược Hà Nội, Hà Nội.
6. Trần Ngọc Phương Minh (2019). Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng hướng dẫn theo dõi nồng độ vancomycin trong trị liệu tại Bệnh viện Đại Học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Nghiên cứu Dược và Thông tin thuốc, 10(3):33-37.
7. Baptista JP et al (2012). Augmented renal clearance in septic patients and implications for vancomycin optimisation. Int J Antimicrob Agents, 39 (5):420-3.
8. Truong J et al (2018). Outcomes of Vancomycin plus a β-Lactam versus Vancomycin Only for Treatment of Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus Bacteremia. Antimicrob Agents Chemother, 62(2):e01554-17.