MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC BIẾN CỐ BẤT LỢI VÀ TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN HIV ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: HIV/AIDS vẫn luôn là vấn đề nóng trên toàn cầu, gây ra nhiều gánh nặng không chỉ tác động xấu đến sức khỏe thể chất, mà còn đến sức khỏe tâm thần bệnh nhân HIV. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần thì biến cố bất lợi là yếu tố quan trọng nhưng chưa được nghiên cứu nhiều. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm, các biến cố bất lợi và mối liên quan giữa các biến cố bất lợi đến trầm cảm ở bệnh nhân HIV đang điều trị ngoại trú tại thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 777 bệnh nhân HIV đang điều trị tại bốn phòng khám ngoại trú quận 3, quận 6, quận 8 và quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh nhân được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi soạn sẵn có cấu trúc. Trầm cảm được đánh giá bằng thang đo CES-D đã được chuẩn hóa tại Việt Nam. Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân HIV là 41,4%. Biến cố bất lợi thường gặp nhất là có vần đề về tài chính và việc làm. Khoảng 37% có từ 3 biến cố bất lợi trở lên trong 30 ngày qua. Số lượng các biến cố có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với trầm cảm. Trầm cảm ở bệnh nhân gặp 1-2 biến cố (OR=2,91; KTC 95%: 1,72–4,94), bệnh nhân gặp 3-4 biến cố (OR=30,88, KTC 95%: 17,21–55,41), bệnh nhân gặp từ 5 biến cố trở lên (OR=312,74, KTC 95%: 112,46–869,75) cao hơn so với bệnh nhân không gặp biến cố. Kết luận: Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân HIV khá cao và có nhiều các biến cố bất lợi mà bệnh nhân HIV gặp phải. Kết quả cũng cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số biến cố bệnh nhân HIV gặp phải và trầm cảm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
biến cố bất lợi, trầm cảm, HIV
Tài liệu tham khảo
2. Do CD, Nguyen DT, Nguyen HDT, Nguyen KV, Oka S, Matsumoto S, et al. (2017) "Social Support as a Key Protective Factor against Depression in HIV-Infected Patients: Report from large HIV clinics in Hanoi, Vietnam". Scientific reports, 7 (1), pp. 15489-15489.
3. Esposito CA, Steel Z, Tran MG, Tran TNH, Tarantola D (2009) "The prevalence of depression among men living with HIV infection in Vietnam". American journal of public health, 99 (2), pp. 439-444.
4. Rezaei S, Ahmadi S, Rahmati J (2019) "Global prevalence of depression in HIV/AIDSS". BMJ Support Palliat Care, 9 (4), pp. 402-404.
5. Thai TT, Jones MK, Harris LM, Heard RC (2016) "Screening value of the Center for epidemiologic studies - depression scale among people living with HIV/AIDS in Ho Chi Minh City, Vietnam: a validation study". BMC Psychiatry, 16 (145)
6. Thai TT, Jones MK, Harris LM, Heard RC (2017) "The association between symptoms of mental disorders and health risk behaviours in Vietnamese HIV positive outpatients: a cross-sectional study". BMC public health, 17 (1), pp. 250-250.
7. World Health Organization HIV, https://www.who.int/data/gho/data/themes/hiv-aids, accessed on 29 December 2022.
8. Yousuf A, Musa R, MLM Isa, Arifin SRM (2020) "Anxiety and Depression Among Women Living with HIV: Prevalence and Correlations". Clin Pract Epidemiol Ment Health, 16, pp. 59-66.