ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

Nguyễn Hoàng Giang 1,, Nguyễn Thị Phương Linh 1, Đào Phương Linh 1, Nguyễn Thế Vinh 1, Trần Nguyễn Thiên Giang 1, Nguyễn Thị Thắng 1
1 Viện Chiến lược và Chính sách Y tế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tăng cường quản lý sức khỏe người cao tuổi (NCT ) tại các trạm y tế (TYT) xã là một trong những giải pháp quan trọng của ngành y tế để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe (CSSK) ngày càng cao của NCT và đáp ứng tốc độ già hóa dân số tại Việt Nam. Bài báo nghiên cứu mô tả thực trạng triển khai các hoạt đông CSSK NCT của trạm y tế xã tại một số địa phương đối chiếu theo chức năng nhiệm vụ theo quy định. Phương pháp: Điều tra cơ sở y tế được triển khai thông qua thu thập số liệu thứ cấp và khảo sát trực tiếp tại tại 94 TYT thuộc 3 tỉnh Hà Nam, Lạng Sơn và Quảng Bình. Kết quả chỉ ra rằng các TYT xã đang thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác nhau, từ sàng lọc phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán và điều trị, theo dõi chăm sóc và phục hồi chức năng cho NCT. Kết quả: Về khám bệnh chữa bệnh, NCT là đối tượng chính sử dụng dịch vụ tại TYT xã, chiếm 60% tổng lượt khám ngoại trú. Với quản lý và điều trị bệnh mạn tính, 80% bệnh nhân tăng huyết áp đang quản lý điều trị tại TYT xã là NCT. Các TYT xã chưa đáp ứng chức năng quản lý sức khỏe nói chung cho NCT tại cộng đồng như lập hồ sơ quản lý sức khỏe và khám sức khỏe định kỳ cho NCT. Có khoảng 25% người NCT được lập hồ sơ quản lý sức khỏe tại TYT xã cũng như được TYT khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, nội dung khám chữa bệnh tại nhà cho NCT cũng là lĩnh vực TYT chưa thực hiện. Các TYT xã đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức về điều kiện nguồn lực và cơ chế chính sách trong triển khai các hoạt động CSSK NCT tại cộng đồng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tổng cục Thống kê, Dự báo dân số Việt Nam 2014 -2049. 2016, Hà Nội: Nhà xuất bản Thông tấn.
2. Boutayeb, A. and S. Boutayeb, The burden of non communicable diseases in developing countries. Int J Equity Health, 2005. 4(1): p. 2.
3. Viện nghiên cứu Y - Xã hội học, Điều tra quốc gia người cao tuổi Việt Nam 2011: Những kết quả chính. 2012: Hà Nội.
4. Bộ Y tế. Việt Nam còn nhiều thách thức trong công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. 2018 08/10/2018 Truy câp ngày 22/03/2021]; Available from: https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/ content/viet-nam-con-nhieu-thach-thuc-trong-cong-tac-cham-soc-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi?inheritRedirect=false.
5. Oanh, T.T.M., et al., Đánh giá tình hình thực hiện chức năng nhiệm vụ các trạm y tế xã các vùng miền. 2010, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế: Hà Nội.
6. Nguyen, Q.N., et al., Implementing a hypertension management programme in a rural area: Local approaches and experiences from Ba-Vi district, Vietnam. BMC Public Health, 2011. 11: p. 325.
7. Mendis, S., et al., Gaps in capacity in primary care in low-resource settings for implementation of essential noncommunicable disease interventions. Int J Hypertens, 2012. 2012: p. 584041.
8. Minh, H.V., et al., Describing the primary care system capacity for the prevention and management of non-communicable diseases in rural Vietnam. Int J Health Plann Manage, 2014. 29(2): p. e159-73.