CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ THANH QUẢN SAU CẮT THANH QUẢN TOÀN PHẦN

Nguyễn Khắc Sơn 1,, Nguyễn Hữu Dũng 2, Lý Xuân Quang 3
1 Đại học Y Dược TP.HCM
2 Bệnh viện Chợ Rẫy
3 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần trong ung thư thanh quản dẫn đến những thay đổi suốt đời về thể chất, tâm lý và hoạt động xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bình thường hàng ngày và chất lượng cuộc sống  của bệnh nhân. Mục tiêu: khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư thanh quản sau cắt thanh quản toàn phần và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 47 bệnh nhân cắt thanh quản toàn phần tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM bằng bộ công cụ EORTC-C30 và EORTC-H&N35. Sau đó, thực hiện phân tích để đánh giá sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Kết quả: Chất lượng cuộc sống chung của bệnh nhân sau cắt cắt thanh quản toàn phần < 80 điểm, có điểm trung bình là 50,9 ± 19,4 (16,7 -100 điểm). Khía cạnh chức năng: chỉ số tâm lý – cảm xúc và hòa nhập xã hội bị suy giảm mức độ nhẹ. Chỉ số triệu chứng: mệt mỏi, mất ngủ, giảm khứu giác-vị giác, rối loạn giọng nói, khả năng giao tiếp, suy giảm tình dục, ho, cảm giác bị ốm bị ảnh hưởng mức độ nhẹ và trung bình. Các yếu tố tuổi > 60, giới nữ, có điều trị bổ túc sau phẫu thuật là các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Kết luận: Chất lượng cuộc sống chung của bệnh nhân sau cắt cắt thanh quản toàn phần bị suy giảm mức độ vừa phải. Các yếu tố tuổi > 60, giới nữ, có điều trị bổ túc sau phẫu thuật là các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Debry C, Dupret–Bories A, Vrana NE, Hemar P, Lavalle P, Schultz P (2014). Laryngeal replacement with an artificial larynx after total laryngectomy: the possibility of restoring larynx functionality in the future. Head Neck, 36(11):1669‐1673.
2. Boscolo–Rizzo P, Maronato F, Marchiori C, Gava A, Da Mosto MC (2008). Long‐term quality of life after total laryngectomy and postoperative radiotherapy versus concurrent chemoradiotherapy for laryngeal preservation. Laryngoscope, 118(2):300‐306.
3. Van der Houwen EB, van Kalkeren TA, Post WJ, Hilgers FJM, van der Laan BFAM, Verkerke GJ. Does the patch fit the stoma? A study on peristoma geometry and patch use in laryngectomised patients. Clin Otolaryngol. 2011;36(3):235‐241.
4. Cox SR, Theurer JA, Spaulding SJ, Doyle PC. The multidimensional impact of total laryngectomy on women. J Commun Disord. 2015;56:59‐75.
6. Öztürk A, Mollaoğlu M. Determination of problems in patients with post‐laryngectomy. Scand J Psychol. 2013;54(2):107‐111.
7. Shiraz F, Rahtz E, Bhui K, Hutchison I, Korszun A. Quality of life, psychological wellbeing and treatment needs of trauma and head and neck cancer patients. Brit J Oral Max Surg. 2014;52(6):513‐517.
8. Wells M, Cunningham M, Lang H, et al. Distress, concerns and unmet needs in survivors of head and neck cancer: a cross‐sectional questionnaire. Eur J Cancer Care. 2015;24(5):748‐760.
9. de Coul BMR O, Ackerstaff AH, Van As CJ, et al. Quality of life assessment in laryngectomized individuals: do we need additions to standard questionnaires in specific clinical research projects? Clin Otolaryngol. 2005;30(2):169‐175.