ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG NGUY CƠ TỬ VONG CHO 552 TRẺ SƠ SINH BẰNG THANG ĐIỂM SNAP-II

Phạm Lê An 1,, Nguyễn Thị Kim Nhi 2, Phùng Nguyễn Thế Nguyên 1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Nhi đồng 2

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định giá trị tiên lượng tử vong của thang điểm SNAP- II (Score for Neonatal Acute Physiology Vesion II) cho trẻ sơ sinh tại khoa Hồi sức Sơ sinh (HSSS). Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, theo dõi dọc trên các trẻ sơ sinh 0- 28 ngày tuổi nhập vào khoa HSSS Bệnh viện (BV) Nhi đồng II trong khoảng thời gian 11/2016 - 10/2018. Thang điểm SNAP- II được khảo sát tại thời điểm nhập khoa HSSS (SNAP-II(T0)) và 24 giờ nhập khoa HSSS (SNAP-II(T1)). Xác định năng lực hay khả năng phân cách của các biến số định lượng giữa trẻ sơ sinh sống và tử vong bằng đường cong ROC và diện tích dưới đường cong ROC (AUC). Kết quả: Có 552 trường hợp (357 trẻ có cân nặng lúc sinh (CNLS) > 1500gr và 195 trẻ có CNLS ≤ 1500gr) thỏa tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu. Tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu là 23,6%. Điểm số của các thang điểm SNAP-II(T0), SNAP-II(T1) ở nhóm trẻ tử vong đều cao hớn nhóm trẻ sống, p< 0,001. Nhóm trẻ có CNLS >1500gr có diện tích dưới đường cong ROC của thang điểm SNAP-II(T0) là 0,839 với giá trị điểm cắt là 13, p <0,001 và thang điểm SNAP-II(T1) là 0,879 với giá trị điểm cắt là 15, p <0,001. Nhóm trẻ có CNLS ≤ 1500gr có diện tích dưới đường cong ROC của thang điểm SNAP-II(T0) là 0,656 với giá trị điểm cắt là 20,5, p <0,001 và thang điểm SNAP-II(T1) là 0,733 với giá trị điểm cắt là 6,0, p <0,001. Kết luận: Điểm số SNAP-II có khả năng tiên lượng tốt đối với tử vong sơ sinh và nhóm trẻ có CNLS > 1500gr tốt hơn so với trẻ có CNLS ≤ 1500gr, SNAP-II(T1) có giá trị tiên lượng tử vong tốt hơn so với SNAP-II(T0).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Unicef data (2019), “National, regional and global levels and trends in neonatal mortality between 1990 and 2017, with scenario- based projections to 2030: A systematic analysis”
2. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, giảm tử vong sơ sinh năm 2012, Điều tra tử vong mẹ, tử vong sơ sinh ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2007, Đề tài cấp Bộ năm 2012
3. Harsha S. S, Archana B. R (2015), “SNAPPE-II (Score for Neonatal Acute Physiology with Perinatal Extension-II) in Predicting Mortality and Morbidity in NICU”, Journal of Clinical and Diagnostic Research, Vol-9(10): SC10-SC12
4. Morse S, Groer M (2015), “ A Systematic Review: The Utility of the Revised Version of the Score for Neonatal Acute Physiology among Critically Ill Neonates”, J Perinat Neonatal Nurs; 29(4): 315–344. doi:10.1097
5. Muñoz G. M, Martinez P. M (2014), “Usefulness of clinical risk index for babies, score for neonatal acute physiology and SNAPPE- II in predicting hospital mortality in preterm with low birth weight”, Arch dis child, Volume 99, Issue Suppl 2, http://dx.doi.org/10.1136/archdischild-2014-307384.1279
6. Patrick S. W, Schumacher R. E (2013), “Methods of Mortality Risk Adjustment in the NICU: A 20-Year Review”, Pediatrics, 131, pp 68–74
7. Radfar M, Hashemieh (2018), “Utilization of SNAP-II and SNAPPE-II Scores for Predicting the Mortality Rate Among a Cohort of Iranian Newborns”, Arch Iran Med. April 2018;21(4):153-157
8. Zupancic J. A. F, Richarson D. K, Horbar D (2007), “Revalidation of the Score for Neonatal Acute Physiology in the Vermont Oxford Network”, Pediatrics, 119(1), e156-e163.https://doi.org/10.1542/peds.2005-2957