VI PHẪU NỐI ỐNG LỆ ĐỨT RỜI TRÊN BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT: NHÂN 2 TRƯỜNG HỢP VÀ NHÌN LẠI Y VĂN

Thịnh Thái 1,, Nguyễn Thị Thu Hằng 1, Nguyễn Hồng Hà 1
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổn thương ống dẫn lệ không phải quá hiếm trong cấp cứu đầu mặt cổ. Nếu không được khâu nối sớm trong những ngày đầu sẽ để lại nhiều biến chứng khó sửa chữa cho bệnh nhân. Chính vì vậy việc triển khai khâu nối lệ quản dưới kính hiển vi phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong cấp cứu vết thương mi mắt. Tuy nhiên, bệnh nhân có tổn thương hệ thống ống lệ thường hay đi kèm trong đa chấn thương vùng hàm mặt. Bài báo này chúng tôi đánh giá kết quả bước đầu nhân hai trường hợp có tổn thương đứt ống lệ đạo được khâu nối đồng thời khi điều trị đa chấn thương vùng hàm mặt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hồng Hà (2017). Nối ghép các bộ phận đứt rời cơ thể bằng vi phẫu thuật, Nhà xuất bản y học, 106-112.
2. Woo Sub Shim, Min Jai Cho, Jisung Kim (2019). Epiphora after nasolacrimal duct fracture in patients with midfacial trauma A retrospective study, Medicine (2019), 98:48
3. J. S. Gruss, J.J. Hurwitz, N. A. Nik (1985). The pattern and incidence of nasolacrimal injury in naso-orbital-ethmoid fractures: the role of delayed assessment and dacryocystorhinostomy, Bristish Journal of Plastic Surgery (1985) 38. 116-12.
4. Roberto Becelli, Giancarlo Renzi, Giuseppe Mannino (2004). Posttraumatic Obstruction of Lacrimal Pathways: A Retrospective Analysis of 58 Consecutive Naso-Orbitoethmoid Fractures, The journal of craniofacial surgery / volume 15, number 1.
5. Brigita D.O, Matej Beltram (2004). Trauma of the Lacrimal Drainage System: Retrospective Study of 32 Patients. Croat Med J 2004;45:292-294
6. Adenis JP, Mathon C, Franco JL, Lebraudo P (1987). Dacryocysto rhinostomy for post-traumatic lacrimal stenosis: a study of 25 cases. Orbit 1987;6:135-7.