PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỦA CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG KHÁNG SINH COLISTIN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Nguyễn Thanh Hiền 1, Nguyễn Thị Tuyến 2, Lê Thị Minh Hằng1, Nguyễn Hoàng Anh 2, Nguyễn Hoàng Anh 2, Lưu Quang Thùy 1,
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
2 Đại học Dược Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích tác động của Hướng dẫn sử dụng colistin đến việc sử dụng kháng sinh này tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu can thiệp thông qua hoạt động Dược lâm sàng theo dõi dọc hồ sơ bệnh án của bệnh nhân sử dụng colistin trong giai đoạn tháng 04-06/2021 (trước can thiệp), và bệnh nhân có phiếu yêu cầu sử dụng colistin trong giai đoạn tháng 08-10/2022 (can thiệp). Kết quả: Tất cả các phiếu yêu cầu sử dụng colistin đều được dược sĩ lâm sàng xem xét duyệt, với tổng số 253 can thiệp đã được thực hiện, tỷ lệ chấp thuận đạt 52,2% trong 3 tháng. Colistin đã được chú ý chỉ sử dụng cho các nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn đa kháng gây ra. Tỷ lệ phù hợp về chỉ định trong hai giai đoạn nghiên cứu không khác biệt có ý nghĩa thống kê và tương đối cao, lần lượt là 99,2% và 100%. Tỷ lệ sử dụng liều nạp, mức liều nạp, liều duy trì và giám sát chức năng thận trong quá trình điều trị phù hợp với Hướng dẫn được cải thiện đáng kể, với tỷ lệ 77,3%; 20,5%; 26,5% và 53,0% giai đoạn trước can thiệp đã tăng lên đáng kể, tương ứng 99,5%; 70,1%; 63,1%, 72,6% trong giai đoạn can thiệp (p<0,001). Phần lớn liều dùng không phù hợp do mức liều thấp hơn khuyến cáo. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của chương trình quản lý kháng sinh thông qua hoạt động Dược lâm sàng đến việc sử dụng colistin tại Bệnh viện. Cần tiếp tục tăng cường tập huấn và trao đổi chuyên môn về liều dùng colistin để đảm bảo bệnh nhân sử dụng mức liều tối ưu hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tsuji B. T., Pogue J. M., et al. (2019), "International Consensus Guidelines for the Optimal Use of the Polymyxins: Endorsed by the American College of Clinical Pharmacy (ACCP), European Society of Clinical Microbiology and Infectious Diseases (ESCMID), Infectious Diseases Society of America (IDSA), International Society for Anti-infective Pharmacology (ISAP), Society of Critical Care Medicine (SCCM), and Society of Infectious Diseases Pharmacists (SIDP)", Pharmacotherapy, 39(1), pp. 10-39.
2. World Health Organisation (2019), the AWaRe Classification Antibiotics.
3. Bộ Y Tế (2020), "Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện, Ban hành kèm theo Quyết định số 5631/QĐ-BYT ngày 31/12/2020".
4. Lopes J. A., Jorge S. (2013), "The RIFLE and AKIN classifications for acute kidney injury: a critical and comprehensive review", Clin Kidney J, 6(1), pp. 8-14.
5. Nguyễn Đức Trung và cộng sự (2021), "Phân tích hoạt động duyệt phiếu yêu cầu sử dụng thuốc colistin trên bệnh nhân hồi sức tích cực tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108", Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 16, pp. 1-11.
6. Vũ Hồng Khánh và cộng sự (2018), “Phân tích việc sử dụng colistin tại Trung tâm Gây mê và Hồi sức ngoại khoa tại Bệnh viện Việt Đức”, Tạp chí Dược học, 58 (504), pp. 7-10
7. Vazin A., Karimzadeh I., et al. (2017), "Evaluating Adherence of Health-Care Team to Standard Guideline of Colistin Use at Intensive Care Units of a Referral Hospital in Shiraz, Southwest of Iran", Adv Pharm Bull, 7(3), pp. 391-397.
8. Dalfino L., Puntillo F., et al. (2015), "Colistin-associated Acute Kidney Injury in Severely Ill Patients: A Step Toward a Better Renal Care? A Prospective Cohort Study", Clin Infect Dis, 61(12), pp. 1771-7.