KHẢO SÁT GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA THANG ĐIỂM LRINEC Ở BỆNH NHÂN NHIỄM TRÙNG CỔ SÂU TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thang điểm LRINEC được đưa ra nhằm phân biệt sớm viêm mạc hoại tử với nhiễm trùng mô mềm khác. Ngoài ra, thang điểm LRINEC còn có thể tiên lượng kết cục xấu. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát mối liên quan giữa thang điểm LRINEC và viêm mạc hoại tử ở bệnh nhân nhiễm trùng cổ sâu và mối liên quan giữa thang điểm LRINEC với biến chứng nhiễm trùng cổ sâu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu ở 62 trường hợp NTCS được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 12/2019-7/2022, có điểm LRINEC được tính vào thời điểm nhập viện. Kết quả: Không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa điểm LRINEC của nhóm viêm mạc hoại tử và nhóm không viêm mạc hoại tử (OR=1,21; KTC 95%: 0,96 – 1,53; p=0,1). Giá trị tiên lượng của thang điểm LRINEC với chẩn đoán viêm mạc hoại tử là không tốt (AUC= 0,6079; KTC 95%: 0,47 – 0,75). Điểm LRINEC có liên quan với biến chứng nhiễm trùng cổ sâu (OR=1,48; KTC 95%:1,14 - 1,92, p=0,003). Giá trị tiên lượng của thang điểm LRINEC với biến chứng nhiễm trùng cổ sâu là trung bình (AUC=0,7249; KTC 95%: 0,59 – 0,86), với điểm cắt LRINEC ≥7 có độ nhạy 77,1% và độ đặc hiệu 74,1%. Kết luận: Thang điểm LRINEC là một công cụ hữu ích trong việc tiên lượng biến chứng nhiễm trùng cổ sâu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhiễm trùng cổ sâu, viêm mạc hoại tử, thang điểm LRINEC, biến chứng, tiên lượng
Tài liệu tham khảo
2. Wong CH, Khin LW, Heng KS, Tan KC, Low CO. The LRINEC (Laboratory Risk Indicator for Necrotizing Fasciitis) score: a tool for distinguishing necrotizing fasciitis from other soft tissue infections. Crit Care Med. Jul 2004; 32(7):1535-41. doi:10.1097/ 01.ccm.0000129486.35458.7d
3. El-Menyar A, Asim M, Mudali IN, Mekkodathil A, Latifi R, Al-Thani H. The laboratory risk indicator for necrotizing fasciitis (LRINEC) scoring: the diagnostic and potential prognostic role. Scand J Trauma Resusc Emerg Med. Mar 7 2017;25(1):28. doi:10.1186/s13049-017-0359-z
4. Sandner A, Moritz S, Unverzagt S, Plontke SK, Metz D. Cervical Necrotizing Fasciitis--The Value of the Laboratory Risk Indicator for Necrotizing Fasciitis Score as an Indicative Parameter. J Oral Maxillofac Surg. Dec 2015;73 (12):2319-33. doi:10.1016/j.joms.2015.05.035
5. Sideris G, Sapountzi M, Malamas V, Papadimitriou N, Maragkoudakis P, Delides A. Early detecting cervical necrotizing fasciitis from deep neck infections: a study of 550 patients. Eur Arch Otorhinolaryngol. Feb 9 2021;doi:10.1007/s00405-021-06653-4
6. Thomas AJ, Meyer TK. Retrospective evaluation of laboratory-based diagnostic tools for cervical necrotizing fasciitis. Laryngoscope. Dec 2012;122(12):2683-7. doi:10.1002/lary.23680
7. Hsiao CT, Chang CP, Huang TY, Chen YC, Fann WC. Prospective Validation of the Laboratory Risk Indicator for Necrotizing Fasciitis (LRINEC) Score for Necrotizing Fasciitis of the Extremities. PLoS One. 2020;15(1):e0227748. doi:10.1371/journal.pone.0227748
8. Fiorella ML, Greco P, Madami LM, Giannico OV, Pontillo V, Quaranta N. New laboratory predictive tools in deep neck space infections. Acta Otorhinolaryngol Ital. Oct 2020;40(5):332-337. doi:10.14639/0392-100x-n0790