NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN LO ÂU, RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở BỆNH NHÂN COVID-19 KÉO DÀI ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN

Đỗ Đình Tùng 1,, Phạm Văn Dương 1, Ngô Thị Hảo 1, Nguyễn Thị Nga1, Khúc Thị Thanh Mai 1, Nguyễn Thị Dung 1
1 Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, các yếu tố liên quan rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân covid 19 kéo dài để đề ra các biện pháp phát hiện sớm, sàng lọc, chẩn đoán và quản lí điều trị. Phương pháp: Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện; đối tượng 378 bệnh nhân mắc covid 19 kéo dài; sử dụng Bảng câu hỏi GAD 7 đánh giá lo âu; Bảng câu hỏi PCL-5 đánh giá mất ngủ. Kết quả: Tỷ lệ rối loạn lo âu của BN Covid-19 kéo dài trên thang GAD-7 là 28,3%, đa số ở mức độ nhẹ và vừa (22,7%). Rối loạn giấc ngủ là rối loạn thường gặp ở BN Covid-19 kéo dài (39,1%). Một số yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu: tuổi ≥50, lo lắng nhiều về biến chứng của Covid-19, lo lắng bị kì thị vì nhiễm bệnh, ≥5 triệu chứng trong giai đoạn cấp. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu: tuổi ≥50, lo lắng nhiều về biến chứng của Covid-19. Kết luận: Đa số rối loạn lo âu ở mức độ nhẹ, vừa; các yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ gồm tuổi ≥50, lo lắng nhiều về biến chứng của Covid-19, lo lắng biến chứng, ≥ 5 triệu chứng trong giai đoạn cấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. UK Office for National Statistics. (2021). Prevalence of Ongoing Symptoms Following Coronavirus (COVID-19) Infection in the UK: 1 April 2021; ONS: London, UK, 2021.
2. Speth M.M., Singer-Cornelius T., Oberle M. (2020). Mood, Anxiety and Olfactory Dysfunction in COVID-19: Evidence of Central Nervous System Involvement?. Laryngoscope, 130(11), 2520–2525.
3. WHO (2021), A clinical case definition of post COVID-19 condition by a Delphi consensus, 1.
4. Nalbandian A., Sehgal K., Gupta A. (2021). Post-acute COVID-19 syndrome. Nat Med, 27(4), 601–615.
5. American Psychiatric Association. (2013). “Diagnostic and statistical manual of mental disorders, Fifth edition - text revision”, Washington, DC: American Psychiatric Association.
6. Jahrami H., BaHammam A.S., Bragazzi N.L. (2021). Sleep problems during the COVID-19 pandemic by population: a systematic review and meta-analysis. J Clin Sleep Med, 17(2), 299–313.
7. Halpin S.J., McIvor C., Whyatt G. (2021). Postdischarge symptoms and rehabilitation needs in survivors of COVID-19 infection: A cross-sectional evaluation. J Med Virol, 93(2), 1013–1022.
8. Kamal M., Abo Omirah M., Hussein A. (2021). Assessment and characterisation of post-COVID-19 manifestations. Int J Clin Pract, 75(3), e13746.
9. Liu D., Baumeister R.F., Veilleux J.C. (2020). Risk factors associated with mental illness in hospital discharged patients infected with COVID-19 in Wuhan, China. Psychiatry Res, 292, 113297.