MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ DỰ PHÒNG HEN PHẾ QUẢN BẰNG SINGULAIR TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả dự phòng phòng hen phế quản trẻ em bằng sigulair tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, can thiệp có so sánh trước sau trên 60 bệnh nhân được chẩn đoán hen phế quản đến khám và tư vấn tại khoa Hô hấp, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Kết quả: bệnh nhân có bố mẹ có trình độ học vấn đại học và sau đại học được kiểm soát hen phế quản sau 3 tháng có tỷ lệ cao hơn so với nhóm trình độ học vấn trung học và cao đẳng (71% so với 37,9%) với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bệnh nhân có bố mẹ có kiến thức về hen phế quản được kiểm soát hen phế quản sau 3 tháng tốt hơn. Bệnh nhân uống thuốc đủ liều và đúng thời gian được kiểm soát hen phế quản sau 3 tháng tốt hơn. Nhóm bệnh nhân không có viêm mũi dị ứng có tỉ lệ kiểm soát hen sau 3 tháng cao hơn so với nhóm không có viêm mũi dị ứng (71,4% và 32%) với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Kết luận: trình độ học vấn của bố mẹ càng cao thì mức độ kiểm soát hen càng tốt. Kiến thức bố mẹ bệnh nhân về hen phế quản và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tỷ lệ thuận với mức độ kiểm soát hen của con. Bệnh nhân có viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến mức độ kiểm soát hen phế quản.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
yếu tố ảnh hưởng, kết quả dự phòng hen phế quản, singulair, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An
Tài liệu tham khảo
2. Dharmage SC, Perret JL, Custovic A (2019). Epidemiology of Asthma in Children and Adults. Front Pediatr, 7:246.
3. O'Toole J, Mikulic L, Kaminsky DA (2016). Epidemiology and Pulmonary Physiology of Severe Asthma. Immunol Allergy Clin North Am. 36(3):425-38.
4. Trần Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Đoàn (2013). Tình hình kiểm soát hen phế quản ở Việt Nam. Tạp chí Y học lâm sàng, 70 (2), 64-69.
5. Lê Thị Minh Hương (2007). Đánh giá bước đầu về tình hình quản lý hen trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Y học Việt Nam, 124 (2), 157-163.
6. Helen K. Reddel, Leonard B. Bacharier, et al (2021). Global Initiative for Asthma Strategy 2021: executive summary and rationale for key changes. European Respiratory Journal.
7. Đỗ Thị Hạnh, Nguyễn Thị Diệu Thúy, Bùi Công Thắng, Phạm Quốc Khương. Kiểu hình hen phế quản ở trẻ trên 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương (2019). Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa, 73(6), 41-48.
8. Eric P de Groot, Anke Nijkamp, Eric J Duiverman, et al (2012). Allergic rhinitis is associated with poor asthma control in children with asthma. Thorax, 67(7):582-587.
9. Tenero, L., Vaia, R., Ferrante, G., Maule, M., Venditto, L., et al (2023). Diagnosis and Management of Allergic Rhinitis in Asthmatic Children. Journal of asthma and allergy, 16, 45–57.
10. Di Cara, G., Carelli, A., Latini, A., Panfili, E., Bizzarri, I., et al. (2015). Severity of allergic rhinitis and asthma development in children. The World Allergy Organization journal, 8(1), 13.