ĐÁNH GIÁ THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH SUY THẬN MẠN LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH SAU GIÁO DỤC SỨC KHỎE
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá thay đổi chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định sau giáo dục sức khỏe. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp giáo dục sức khỏe có so sánh trước sau trên 53 người bệnh lọc máu chu kỳ tại đơn nguyên Thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2021. Kết quả: Điểm các lĩnh vực đánh giá đều tăng so với trước can thiệp, cụ thể: điểm trung bình chất lượng cuộc sống SF36 là 31,45 ± 9,86; sau can thiệp 1 tháng, tăng lên 35,06 ± 8,66, sau can thiệp 3 tháng tăng lên 37,28 ± 8,24; Điểm các vấn đề bệnh thận trước can thiệp là 45,92 ± 7,98 tăng lên 48,86 ± 9,62 sau 1 tháng can thiệp và tăng lên 49,80 ± 6,98 sau 3 tháng can thiệp; Điểm chất lượng cuộc sống chung của người bệnh trước can thiệp là 38,68 ± 7,57, tăng lên 41,96 ± 6,48 sau can thiệp 1 tháng và tăng lên 43,55 ± 6,32 sau can thiệp 3 tháng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết luận: Chương trình giáo dục sức khỏe đã góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh lọc máu chu kỳ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chất lượng cuộc sống, suy thận mạn lọc máu chu kỳ.
Tài liệu tham khảo
2. Dung Nguyen H. (2015). More people suffer from chronic kidney diseases, Viet nam news, The national english language daily, https://vietnamnews.vn/society/269343/more-people-suffer-from-chronic-kidney-diseases.html, accessed 26/7/2018.
3. Lê Thị Huyền (2016). Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân suy thận mạn đang được điều trị tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới năm 2016. Khoa học điều dưỡng, 1(2), tr. 58-65.
4. Thenmozhi P (2018). Quality of life of patients undergoing hemodialysis. Asian J Pharm Clin Res, 11(4), p. 219-223.
5. Bakarman M. A, Felimban M. K, Atta M. M & et al (2019). The effect of an educational program on quality of life in patients undergoing hemodialysis in western Saudi Arabia. Saudi Med J, 40(1), p. 66-71.
6. Hays R.D, Kallich J.D, Mapes D.L & et al (1997). Kidney Disease Quality of Life Short Form (KDQOL-SF), Version 1.3: a manual for use and scoring. Santa Monica, CA: Rand, 39.
7. Nguyễn Thị Thu Hiền (2020). Tác động của giáo dục sức khỏe đến chất lượng cuộc sống của người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2020, Luận văn thạc sĩ Điều dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
8. Başer E và Mollaoğlu M (2019). The effect of a hemodialysis patient education program on fluid conpol and dietary compliance. Hemodialysis International, 23(3), p. 392-401.
9. Barbosa J.B.N., Moura E.C.S.C.d, Lira C.L.O.B.d & et al (2017). Quality of life and duration of hemodialysis in patients with chronic kidney disease (CKD): a cross- sectional study. Fisioterapia em Movimento, 30(4), p. 781-788.
10. Hemmati M.M. và Shams S. (2015). A Comparison of Face to Face and Video-Based Self Care Education on Quality of Life of Hemodialysis Patients. International journal of community based nursing and midwifery, 3(3), p. 234-243.